Wikifx là ứng dụng chấm điểm, xếp hạng và trung gian cho các sàn giao dịch forex nước ngoài, quảng cáo cho các dịch vụ chứng khoán quốc tế, phái sinh bất hơp pháp đang diễn ra rầm rộ tai Việt Nam trong thời gian gần đây.
Wikifx tiếp tay cho các sàn Forex lừa đảo tại Việt Nam

Theo một số thông tin chúng tôi nhận được, Wikifx bán các “gói điểm” và giấy phép NFA cho các sàn giao dịch Forex trá hình đã khiến nhiều nhà đầu tư dính phải các trường hợp, lừa đảo và chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư.
Với việc mua các “gói điểm” nói trên, các sàn giao dịch Forex sẽ được các quyền lợi như sau:
- Bảo vệ sàn trước các bình luận tiêu cực
- Tăng chỉ số quản lý rủi ro từ đó điểm số sẽ được cải thiện
- Xây dựng thương hiệu cá nhân và tăng sự tin tưởng của khách hàng
- Bồi thường cho nhà đầu tư trong trường hợp lừa đảo.
Đồng nghĩa với việc các sàn forex đăng ký mua các “gói điểm” của Wikifx sẽ được “Xây dựng thương hiệu cá nhân và tăng sự tin tưởng của khách hàng” trên ứng dụng để lôi kéo nhà đầu tư và đồng thời khi gặp sự cố cũng không thể báo cáo lên ứng dụng vì các sàn Forex đã được “Bảo vệ sàn trước các bình luận tiêu cực”.
Các “gói điểm” theo lời mời chào của các nhân viên chăm sóc khách hàng Wikifx được chia làm 3 cấp độ
- Level A: 12,000$/ 1 quý – tương ứng với số điểm trên 7 điểm
- Level B: 8,400 $/ 1 quý – tương ứng với số điểm trên 6 điểm
- Level C: 6,000 $/ 1 quý – tương ứng với số điểm trên 5 điểm
Việc mua các “gói điểm” để nâng hạng uy tín thật ra không khác gì hành động bảo kê cho các sàn giao dịch Forex trái pháp luật lộng hành, gây ra nhiều tổn thất về kinh tế, ảnh hưởng nặng nề đến các môi trường đầu tư hợp pháp khác. Điển hình như vụ việc vào cuối tháng 2 các nhà đầu tư đã tố sàn LCM và DK trade lừa đảo hàng trăm tỷ đồng.
Wikifx tự giới thiệu là “nền tảng tra cứu thông tin các sàn môi giới ngoại hối một cách minh bạch và khách quan” nhưng Wikifx “chỉ đang nhận tiền để quảng bá cho các sàn chứ không hề chấm điểm dựa trên chất lượng”.
Có hay không việc Wikifx đang tiếp tay cho các sàn giao dịch Forex trá hình, PR cho các dịch vụ chứng khoán quốc tế, phái sinh bất hợp pháp lộng hành tại Việt Nam? Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự…
Wikifx tổ chức triển lãm tài chính WikiExpo tại TP HCM có vi phạm pháp luật?
Năm 2020, Wikifx cũng đã tổ chức sự kiện WikiExpo một sự kiện triểnn lãm tài chính và năm nay tiếp tục quay trở lại. Trên trang mạng xã hội Facebook, Fanpage Wekiexpo quảng cáo: “Triển lãm tài chính WikiExpo sẽ chính thức trở lại, nơi hội tụ anh tài ngành Forex Việt. Chia sẻ kinh nghiệm giao dịch cùng hơn 30 chuyên gia hàng đầu. Cập nhật tin tức Forex từ hơn 30 đơn vị triển lãm. Giao lưu cùng hơn 3.000 nhà đầu tư. Thêm vào đó khi tham gia chương trình bạn còn có cơ hội nhận được những giải thưởng vô cùng hấp dẫn như: Điện thoại Xiaomi 11T 8G; Tai nghe blutooth Sony WF – C500; Vòng đeo tay thông minh Huawei band 6”.
Anh T.T.C một trong số nhà đầu tư tham gia sự kiện cho biết “có rất nhiều nhà tài trợ là chủ các sàn Forex đến từ nước ngoài tham dự, nhưng số đông là các sàn giao dịch của Trung Quốc. Mỗi đơn vị tham dự sẽ trả một khoản phí từ 1.000 – 50.000 USD để được quảng cáo tại sự kiện. Trong đó, nhà tài trợ Vàng sẽ đóng khoản phí 20.000 USD, được quyền lợi là 10 phút phỏng vấn qua video, thuyết trình 10-15 phút, logo có gắn liên kết đến website của nhà tài trợ được hiển thị trên website cùng triển lãm. Ngoài ra, còn có các loại hình tài trợ khác với các mức từ 1.000 – 8.000 USD như tài trợ lối vào, trưng bày standee quảng cáo, tài trợ wifi, tài trợ sạc điện, tài trợ chỗ ngồi, tài trợ đồ uống. Nhìn chung, hạng mục tài trợ nào cũng sẽ có logo quảng bá của các nhà tài trợ. Triển lãm này không chỉ thu hút các sàn giao dịch quốc tế mà hàng trăm sàn giao dịch đang hoạt động tại Việt Nam cũng sẽ xuất hiện.”
Theo Khoản 1 Điều 2 của Quyết định 06/2020/QĐ-TTg “Hội nghị, hội thảo quốc tế” là hội nghị, hội thảo có yếu tố nước ngoài, được tổ chức theo hình thức gặp gỡ trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc theo hình thức trực tuyến với ít nhất một đầu cầu thuộc lãnh thổ Việt Nam, bao gồm: a) Hội nghị, hội thảo do các cơ quan, tổ chức Việt Nam tổ chức có sự tham gia hoặc có nhận tài trợ của nước ngoài; b) Hội nghị, hội thảo do các tổ chức nước ngoài tổ chức.
Và tại Khoản 1 Điều 5 của Quyết định này quy định: Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền cho phép của Thủ tướng Chính phủ, người có thẩm quyền có trách nhiệm sau đây: a) Lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao; Bộ Công an; các cơ quan, địa phương liên quan. Cơ quan, địa phương được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị; b) Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; c) Trả lời bằng văn bản cho đơn vị tổ chức, đồng gửi cho Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các cơ quan, địa phương có liên quan để phối hợp quản lý.
Đánh giá bài viết
/ 5. Lượt đánh giá: