Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì? So sánh vốn đã góp và Vốn điều lệ

Traderthongminh.com – Nhiều người hiện nay vẫn chưa biết rõ Vốn đã góp (Paid-up Capital) là gì và sẽ thường nhầm lẫn thuật ngữ này với Authorized Captital (vốn điều lệ). Thực tế Paid-up Capital được hiểu là một khái niệm khá quan trọng trong lĩnh vực kinh tế – tài chính và cần được phân biệt rõ với các khái niệm khác có liên quan.

Vậy Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì?

Paid-Up Capital hay Contributed Capital là vốn đã góp hay vốn đã được huy động trong một công ty TNHH. Vốn đã góp là phần vốn mà thành viên công ty TNHH đã thực hiện việc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.

Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì?

Tham khảo thêm:

Vốn đã góp được tạo ra khi một công ty giao bán cổ phần của mình trên thị trường sơ cấp trực tiếp cho các nhà đầu tư và thường là thông qua đợt phát hành công khai lần đầu (IPO).

Hiểu theo cách đơn giản nhất thì đây chính là số tiền mà một công ty nhận được từ tất cả các cổ đông của mình để đổi lấy phần trăm cổ phần. Người càng có nhiều cổ phần thì càng có nhiều quyền lực trong công ty.

Khi cổ phiếu được mua và bán giữa những nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp, không có bất kỳ vốn đã góp bổ sung nào được tạo ra, do tiền thu được trong tất cả các giao dịch đó được chuyển cho các cổ đông đã bán, chứ không phải là chuyển cho công ty phát hành.

Đặc điểm của Paid-up Capital là gì? 

Paid-up Capital có được từ phát hành cổ phiếu

Như đã đề cập ở trên, nguồn gốc của Paid-up Capital (vốn trả góp) xuất phát từ việc bán cổ phiếu trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua phát hành công khai lần đầu. Như vậy, vốn đã góp chính là số tiền mà nhà đầu tư trả cho công ty xét trên mệnh giá của cổ phiếu phát hành. Theo đó nguồn vốn của chủ sở hữu được thể hiện bằng vốn góp.

Paid-up Capital chỉ tồn tại ở thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp được xem là nơi duy nhất mà Paid-up Capital được nhận và tồn tại. Tại đây, cổ phiếu được công ty phát hành thông qua giao dịch sẽ đến tay nhà đầu tư. Ở chiều ngược lại, tiền từ nhà đầu tư được chuyển trực tiếp đến công ty phát hành, hình thành nên vốn đã góp dưới dạng cổ phần.

Đặc điểm của Paid-up Capital là gì? 

Paid-up Capital được lấy từ hai nguồn tài trợ

Paid-up Capital được lấy từ hai nguồn tài trợ, đó là mệnh giá cổ phiếu và vốn dư thừa.

Mệnh giá cổ phiếu: Là mức giá cơ bản của mỗi cổ phiếu được phát hành. Thông thường thì giá trị mệnh giá này khá thấp. Chẳng hạn mệnh giá cổ phiếu hiện tại ở Mỹ có mức thấp hơn 1 USD. Trên bảng cân đối kế toán, cổ phiếu phát hành có mệnh giá được liệt kê bao gồm hai loại là cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu ưu đãi trong phần vốn cổ đông.

Vốn dư thừa: Là khoản tiền được các nhà đầu tư trả vượt quá mệnh giá cổ phiếu. Vốn dư thừa còn được gọi là vốn đã góp bổ sung hoặc vốn đã góp vượt quá mệnh giá.

Ví dụ:

Giả sử công ty A phát hành 100 cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 1 USD. Sau đó công ty này rao bán chúng với giá 50 USD trên mỗi cổ phiếu. Như vậy, trên bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu cho thấy vốn đã góp tổng cộng là: 100 x 50 = 5.000 (USD). Con số bao gồm 5.000 USD này bao gồm 100 USD cổ phiếu theo mệnh giá phổ thông và 4.900 USD vốn dư thừa.

So sánh vốn đã góp và Vốn điều lệ

Nếu như một công ty muốn tăng vốn chủ sở hữu thì họ cũng không thể đơn giản bán hết phần của công ty cho người trả mức giá cao nhất. Hơn nữa, các công ty phải đề nghị được phép phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu công khai bằng cách nộp đơn cho cơ quan chịu trách nhiệm đăng kí cho những công ty tại quốc gia thành lập.

So sánh vốn đã góp và Vốn điều lệ

Tại Mỹ, các công ty muốn được phát hành công khai thì phải đăng ký với Sàn giao dịch (SEC) và Ủy ban Chứng khoán trước khi thực hiện phát hành đợt chào bán công khai ban đầu (IPO).

Vốn điều lệ là tổng tất cả giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi bắt đầu thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Đây cũng là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã được bán ra hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với những công ty cổ phần.

Thông thường, lượng vốn điều lệ mà một công ty đăng kí sẽ cao hơn nhiều so với nhu cầu hiện tại. Điều này được thực hiện để giúp công ty có thể dễ dàng bán thêm cổ phiếu nếu nhu cầu về nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm.

Vì vốn đã góp chỉ được tạo ra nhờ vào việc bán cổ phần, nên số vốn đã góp không bao giờ có thể vượt quá số vốn điều lệ.

Tầm quan trọng của Vốn đã góp

Vốn đã góp là đại diện cho số tiền không được vay mượn. Một công ty đã bán tất cả cổ phiếu có sẵn và do đó không thể tăng vốn trừ khi họ đã vay tiền bằng cách chấp nhận nợ. Tuy nhiên, một công ty cũng có thể nhận được quyền bán thêm cổ phiếu.

Con số vốn đã góp của một công ty sẽ thể hiện mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho sự vận hành của công ty. Con số này có thể được so sánh với mức công nợ của công ty để đánh giá xem công ty khả năng tài chính cân bằng hay không, dựa trên hoạt động và mô hình kinh doanh cùng những tiêu chuẩn hiện hành đặc trưng của ngành.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì, và kiến thức liên quan đến Vốn đã góp (Paid-Up Capital). Chúc các bạn sẽ thành công!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận