Thu nhập ròng là gì? Công thức tính thu nhập ròng đơn giản

Tradersthongminh.com – Trong kinh doanh thu nhập ròng là thuật ngữ rất quen thuộc. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư kinh doanh thì thu nhập ròng chính là chỉ tiêu được họ quan tâm nhất. Vậy chính xác thu nhập ròng là gì? Cách tính thu nhập ròng như thế nào trong kinh doanh? Vâng ngay bây giờ BankTop sẽ cho bạn thấy rõ qua góc tư vấn giải đáp hôm nay.

Thu nhập ròng là gì?

Thu nhập ròng dịch sang tiếng Anh là Net Income hay Net Earnings hoặc Net Profit, viết tắt là NI.

Chỉ số NI là thể hiện mức lợi nhuận mà doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư đã đạt được. Tuy nhiên mức lợi nhuận này được tính toán sau khi đã trừ đi chi phí. Bao gồm tất cả những chi phí liên quan trong suốt quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.

Thu nhập ròng là gì?

Tham khảo thêm:

Bản chất của chỉ số NI là thể hiện mức lợi nhuận doanh nghiệp/nhà đầu tư  đạt. Tuy nhiên mức lợi nhuận này là đã được tính toán sau khi trừ đi chi phí. Bao gồm tất cả các chi phí liên quan trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm.

Đặc biệt chỉ số NI còn được nhiều người gọi là Bottom line. Cách hiểu này được lý giải từ vị trí xuất hiện của chỉ số trong bảng báo cáo thu nhập. Đó là vị trí dòng cuối cùng của báo cáo thu nhập. Và các nhà đầu tư khi đánh giá tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ luôn chú trọng vào dòng cuối nơi chỉ số IN hiện hữu.

Ý nghĩa của chỉ số Net Income (NI) là gì?

Thu nhập ròng như một công cụ giúp các nhà quản lý đánh giá bao nhiêu doanh thu vượt quá chi phí của một công ty. Chỉ số này được thu thập trên những bản báo cáo của công ty. Việc xác định được thu nhập ròng giúp cho doanh nghiệp tính được thu nhập trên mỗi cổ phiếu là bao nhiêu?

Nó được thể hiện trên các báo cáo thu nhập của công ty và cũng được coi là một chỉ số về lợi nhuận kinh doanh của công ty đó. Thu nhập ròng xuất hiện ở dòng cuối cùng trên báo cáo thu nhập một khi tất cả các chi phí, lãi và thuế đã trừ vào tổng doanh thu.

Công thức tính thu nhập ròng đơn giản

Khái niệm thu nhập ròng là gì cho bạn thấy rõ tầm quan trọng của chỉ số này trong kinh doanh, đầu tư. Vì thế tính toán thu nhập ròng chính xác là điều rất cấp thiết. Vậy cụ thể hiện nay thu nhập ròng được các doanh nghiệp tính toán theo công thức nào?

Công thức tính thu nhập ròng đơn giản

Thực tế ngay từ khái niệm của thu nhập ròng đã chỉ rõ cách tính toán. Cụ thể công thức chuẩn để tính chỉ số NI khá đơn giản:

Thu nhập ròng (NI) = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí

Trong đó tổng doanh thu là tất cả những khoản thu vào của doanh nghiệp. Bao gồm như sau:

  • Doanh thu thuần
  • Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
  • Các khoản thu nhập bất thường

Riêng các khoản chi phí cũng gồm nhiều khoản mục khác nhau. Như ghi nhận đó là tất cả các chi phí liên quan mà doanh nghiệp cần chi trả.

  • Giá vốn hàng bán
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Chi phí quảng cáo, marketing
  • Chi phí bất thường
  • Các khoản thuế doanh nghiệp

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất và kinh doanh giày thể thao, năm 2019 doanh nghiệp này đạt được doanh thu 200.000 USD. Để tạo nên khoản doanh thu này, doanh nghiệp A đã bỏ ra các chi phí sau:

  • Chi phí hoạt động: 40.000 USD;
  • Thiết bị máy móc: 60.000 USD;
  • Thuế thu nhập: 30.000 USD;
  • Lãi vay: 20.000 USD

Áp dụng công thức trên ta có thể tính ra thu nhập ròng của doanh nghiệp A như sau:

IN = 200.000 –  40.000 – 60.000 – 20.000 – 30.000 = 50.000 USD.

Sau khi tính toán được thu nhập ròng, chúng ta dễ dàng tính được tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh nghiệp A. Theo đó:

Tỷ suất lợi nhuận ròng = ( lãi ròng (thu nhập ròng) / tổng doanh thu) x 100 = (50.000/200.000) x 100 = 25% hoặc 0,25. Như vây, biên lợi nhuận 25% cho thấy doanh nghiệp A kiếm được 25 xu lợi nhuận cho mỗi đô la mà nó thu được.

Đặc điểm của chỉ số thu nhập ròng

Chỉ số NI chỉ chính xác khi các khoản doanh thu và chi phí được liệt kê chuẩn. Nếu như chỉ số NI có giá trị dương thì có nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả. Ngược nếu chỉ số NI âm thì là doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ và trong trường hợp này người ta còn gọi là “lỗ rỗng.

Bạn cần phải nhớ chỉ số NI không phải là thước đo chuẩn tuyệt đối nhất để quyết định đầu tư. Vì trên thực tế qua công thức, chúng ta có thể thấy rõ được chỉ số NI không phản ánh được những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải kể cả lợi ích lẫn thiệt hại trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc điểm của chỉ số thu nhập ròng

Ngoài ra, số NI còn được xếp vào nhóm những con số quan trọng nhất trong kế toán”. Điều này có nghĩa doanh nghiệp vẫn có thể thao túng chỉ số NI theo mức có lợi nhất khi cần thiết.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng

Thu nhập ròng của Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:

  • Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Theo đó, chi phí hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì lợi nhuận ròng càng thấp
  • Giá gốc sản phẩm: Yếu tố này đóng vai trò chủ yếu quyết định đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, giá gốc nhập vào của sản phẩm càng thấp thì lãi ròng sẽ càng cao. Bởi vậy, trong việc tìm kiếm nguồn hành doanh nghiệp nên đa dạng để tìm ra nguồn hàng ưu đãi nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đây là yếu tố cố định đã được quy định rõ trong luật, không thể tăng giảm theo nguyện vọng riêng của doanh nghiệp. Để có lãi, doanh nghiệp phải tìm cách nâng giá bán sản phẩm, giảm giá trị vật liệu, tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất.

So sánh thu nhập ròng và thu nhập thuần

Bảng so sánh thu nhập ròng và thu nhập thuần:

Tiêu chí so sánh Thu nhập ròng Thu nhập thuần
Định nghĩa Thu nhập ròng hay lợi nhuận ròng là khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp hoặc công ty thu được sau khi đã trừ đi chi phí giá vốn hàng bán, bán hàng, chi phí hành chính, chi phí hoạt động, khấu hao, lãi, thuế và các chi phí khác. Thu nhập thuần hay doanh thu thuần hay doanh thu thực là khoản doanh thu khi đã trừ tất cả các khoản khấu hao về: Thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, các đơn hàng lỗ bị trả lại và thừa ra số tiền lãi thì số tiền này được gọi là doanh thu thuần.
Bản chất Chính là lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận thu được sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) Chính là lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)
Công thức tính Thu nhập ròng = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí (Giá vốn hàng bán, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí marketing, bán hàng, Các chi phí bất thường, Các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp) Thu nhập thuần = doanh thu tổng thể – hoa hồng bán hàng – hàng bán bị trả lại – giảm giá hàng bán – thuế gián thu

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Thu nhập ròng là gì và cách tính Thu nhập ròng đơn giản. Chúc các bạn sẽ thành công!

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận