• Diễn Đàn
  • Sàn giao dịch
  • Bài học đầu tư

Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì?

  • Tháng Hai 12, 2022
  • 10:31 sáng

Mục Lục Nội Dung:

  • Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì?
  • Công thức tính nhu cầu vốn lưu động
    • Tài sản ngắn hạn
    • Nợ ngắn hạn
  • Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động là gì?
  • Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động là gì?
  • Cách tính Tỷ lệ nhu cầu Vốn lưu động
  • Mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng
  • KẾT LUẬN

Trader thông minh – Bạn đã từng nghe qua về thuật ngữ Nhu cầu vốn lưu động chưa? Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm thông tin về khái niệm này thì theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì?

Tham khảo thêm:

  • Lãi suất Libor – Sử dụng lãi suất Libor như thế nào?
  • Sự khác biệt giữa dòng tiền (CF) và dòng tiền thuần (FCFF)
  • Hướng dẫn cách cài đặt Metatrader 4 đơn giản

Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì?

Nhu cầu vốn lưu động còn được gọi là nhu cầu vốn luân chuyển theo thuật ngữ tiếng Anh là working capital requirement, đây là thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức, phát sinh nhu cầu vốn ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.

Công thức tính nhu cầu vốn lưu động

Nhu cầu vốn lưu động có thể xác định liệu một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và đồng thời, cần bao nhiêu thời gian để làm được điều đó. Với ít hoặc không có vốn lưu động, có lẽ tương lai của doanh nghiệp sẽ không mấy tốt đẹp. Vốn lưu động cũng hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một doanh nghiệp.

Công thức tính nhu cầu vốn lưu động là:

Nhu cầu vốn lưu động = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là tài sản phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Hay nói cách khác là các tài sản ngắn hạn đang được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác trên bảng cân đối kế toán.

Tài sản ngắn hạn thường bao gồm:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…
  • Các khoản phải thu khách hàng (công nợ)
  • Hàng tồn kho (thiết bị máy móc, dụng cụ)
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (chứng khoán ngắn hạn, bất động sản…)

Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường. Nợ ngắn hạn thường bao gồm: khoản nợ người bán – người mua (thanh toán mua hàng), phải trả cán bộ công nhân viên (tiền lương), các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải thanh toán theo hợp đồng và các khoản phải trả phải nộp khác.

Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động là gì?

Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động là gì?

Từ công thức tính Nhu cầu Vốn lưu động ta có thể thấy:

Trường hợp 1: Nhu cầu vốn lưu động > 0

Trường hợp Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, thì Nhu cầu Vốn lưu động sẽ dương. Công ty đủ nguồn lực để thanh toán cho các khoản nợ trong ngắn hạn và việc hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.

Trường hợp 2: Nhu cầu vốn lưu động < 0

Trường hợp Tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, thì Nhu cầu Vốn lưu động sẽ âm hay còn gọi là Thâm hụt nhu cầu vốn lưu động. Công ty đang thể hiện thiếu nguồn lực để thanh toán cho các khoản nợ trong ngắn hạn, chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ thâm hụt càng cao, việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có khả năng bị gián đoạn do các chủ nợ của công ty gây khó khăn, nguy hiểm nhất là có khả năng công ty bị phá sản.

Ví dụ: Có thể lấy ví dụ cho trường hợp này như sau:

Khi nhu cầu vốn lưu động thâm hụt, công ty rất khó khả năng thanh toán cho nhà cung cấp điều này dẫn đến nhà cung cấp sẽ không sẽ không tiếp tục cung cấp hàng hóa cho công ty, dẫn đến công ty không có sản phẩm để tiếp tục quá trình tiêu thụ, và sẽ không có lợi nhuận để quay vòng vốn. Tiếp đến dẫn đến hệ lụy là người lao động không kịp thời được thanh toán tiền lương, thì sẽ dễ gây ra các tâm lý không tốt, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu kéo dài quá lâu, có thể gây nên đình công, hoặc người lao động nghỉ việc hàng loạt.

Khi nhu cầu vốn lưu động bị thâm hụt, để có đủ nguồn lực thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, công ty sẽ cần sử dụng tài sản dài hạn để thanh toán. Tuy nhiên, tài sản dài hạn thường là các tài sản khó có khả năng thanh khoản cao như tài sản cố định nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị…dẫn đến thời gian chuyển đổi thành tiền mặt sẽ dài và tốn kém nhiều chi phí.
Cho nên ý nghĩa của việc quản trị Nhu cầu Vốn lưu động là rất quan trọng, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thông suốt và liên tục.

Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động là gì?

Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động là gì?

Qua chia sẻ trên các bạn đã hiểu phần nào về tính chất và ý nghĩa của nhu cầu vốn lưu động. Tiếp theo, để biết nhu cầu vốn lưu động như thế nào là hợp lý là đủ thì chúng ta có thêm khái niệm về tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động.

Tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng các tài sản hiện có trong ngắn hạn.

Cách tính Tỷ lệ nhu cầu Vốn lưu động

Có thể nói rằng, tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động thể hiện rõ tình hình kinh doanh và thực trạng nội tại trong công ty đó. Cách tính như sau:

Tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn (Tỷ lệ này cho chúng ta biết Tài sản ngắn hạn bằng bao nhiêu lần so với Nợ ngắn hạn).

Tỷ lệ này thể hiện:

  • Nếu tỷ lệ Nhu cầu vốn lưu động < 1: thì chứng tỏ Nhu cầu Vốn lưu động sẽ âm (hay còn gọi là thâm hụt Nhu cầu Vốn lưu động), tình trạng công ty kinh doanh rất bết bát.
  • Nếu 1 < tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động <2: Chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đang duy trì ở mức tương đối ổn định, khả năng thanh toán tốt, và kiểm soát được dòng tiền cho cả ngắn hạn và dài hạn.
  • Nếu tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động >2: Tức là tài sản ngắn hạn hơn gấp 2 lần nợ ngắn hạn, Thể hiện doanh nghiệp đang có dòng tiền ngắn hạn rất mạnh, có khả năng thanh toán rất tốt cho các nhà cung cấp, tiền lương, nợ thuế,… và đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.

Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện, công ty đang không có nhiều các hoạt động đầu tư vào Tài sản dài hạn nhằm mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư mở rộng nhà máy, mua máy móc thiết bị, dây chuyền, đầu tư thêm các Công ty liên doanh, liên kết,… luồng tiền để ở Tài sản ngắn hạn nhiều sẽ cho lãi thu được thấp hơn so với đầu tư vào các Tài sản dài hạn.

Từ công thức tính tỷ lệ trên, ta có thể đúc kết một điều rằng: Tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động > 1 thường là sẽ tốt, thể hiện công ty đang có khả năng thanh toán tốt, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, thông suốt.

Mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng

Một doanh nghiệp được coi là có cơ cấu vốn an toàn nếu doanh nghiệp đó thường xuyên có một phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.

Mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định bởi cơ cấu của vốn lưu động và vốn tín dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Một doanh nghiệp dùng nhiều vốn lưu động ròng để tài trợ nhu cầu vốn lưu động có thể dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn tín dụng quá nhiều thì mức rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng tăng cao.

Cho nên, một doanh nghiệp cần xác định tỉ lệ hợp lý giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động. Dựa vào mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng có thể đánh giá mức độ vay nợ, mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin về Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy comment bên dưới nhé!

Đánh giá bài viết

/ 5. Lượt đánh giá:

Đăng nhập
guest
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

z3047534276699 ca73e4425aa77e07d66490b9f1c5a033

Forex – Tiêu Chí Chọn Sàn Giao Dịch Forex Chuẩn 2022

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các nhà đầu tư, đặc biệt là những người mới có được cái nhìn tổng quan, chính xác nhất về bức tranh chung của thị trường, đồng thời tự trang bị cho bản thân những kinh nghiệm cần thiết để bắt đầu từng bước chinh phục thị trường forex màu mỡ nhưng cũng đầy khó khăn, thách thức này.

InfoFX – Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán mới nhất 2022

Rủi ro là yếu tố đáng sợ nhất mà bất kì nhà đầu tư nào cũng e dè. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đầu tư, nói thẳng ra là khiến bạn mất tiền. Vậy có những rủi ro phổ biến nào trong đầu tư chứng khoán, quản trị rủi ro, cắt lỗ ra làm sao, cách nào để quản trị rủi ro tốt nhất? Hãy cùng InfoFX tìm hiểu qua bài viết sau nhé!…

Trust Markets 2022 – Khung giờ giao dịch Forex tốt nhất trên sàn môi giới

Thị trường Forex là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán tiền tệ và không có khoảng cách về địa lý và biên giới. Nói một cách dễ hiểu hơn là bạn có thể mua bán và trao đổi 2 loại tiền tệ của 2 quốc gia khác nhau trên lãnh thổ quốc gia mà bạn đang sinh sống. Lý do của việc thị trường này hoạt động liên tục là vì khi một trung tâm giao dịch quốc tế nào đó đóng cửa thì sẽ có một trung tâm giao dịch mở cửa ngay thời điểm đó. Sẽ có các thị trường với khung giờ giao dịch trùng nhau nên đây sẽ được xem là khung giờ giao dịch vàng vì thời điểm này là thời điểm khối lượng giao dịch được đẩy lên cao nhất trên sàn giao dịch Trust Markets…

SEA Investing Chạm Mốc Con Số Giao Dịch Khổng Lồ: Hơn 1 Triệu Giao Dịch

SEA Investing đã xuất sắc nhận được giải thường “Hỗ Trợ Khách Hàng Tốt Nhất” với khả năng tư vấn và cung cấp tín hiệu hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Chính vì thể khi đến với SEA Investing bất kể bạn là nhà đầu tư mới hay chuyên gia đều sẽ được chăm sóc tận tình và tận tâm nhất…

FSDS Global lừa đảo nhà đầu tư như thế nào 2022?

Những minh chứng như trên là quá rõ ràng cho việc FSDS Global lừa đảo. Các nhà đầu tư nên cẩn trọng trong việc tìm sàn để đầu tư, lợi nhuận càng cao thì càng nguy hiểm, thông tin không rõ ràng, nạp rút không minh bạch thì chắc chắn là sàn lừa đảo.

Bằng chứng FVP TRADE lừa đảo công khai minh bạch 2022

FVP TRADE lừa đảo hàng trăm ngàn nhà đầu tư công khai minh bạch theo phương thức truyền thống của các sàn forex đa cấp đã từng bị triệt phá trước đây. Điều đáng nói là vẫn còn rất nhiều người bị mắc vào cạm bẫy tài chính đa cấp này. Sau đây traderthongminh sẽ chỉ ra những bằng chứng FVP TRADE lừa đảo tinh vi như thế nào?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN KHÁC

Forex – Tiêu Chí Chọn Sàn Giao Dịch Forex Chuẩn 2022
02/07/2022

Forex – Tiêu Chí Chọn Sàn Giao Dịch Forex Chuẩn 2022

InfoFX – Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán mới nhất 2022
29/06/2022

InfoFX – Quản trị rủi ro trong đầu tư chứng khoán mới nhất 2022

Trust Markets 2022 – Khung giờ giao dịch Forex tốt nhất trên sàn môi giới
28/06/2022

Trust Markets 2022 – Khung giờ giao dịch Forex tốt nhất trên sàn môi giới

SEA Investing Chạm Mốc Con Số Giao Dịch Khổng Lồ: Hơn 1 Triệu Giao Dịch
28/06/2022

SEA Investing Chạm Mốc Con Số Giao Dịch Khổng Lồ: Hơn 1 Triệu Giao Dịch

FSDS Global lừa đảo nhà đầu tư như thế nào 2022?
25/06/2022

FSDS Global lừa đảo nhà đầu tư như thế nào 2022?

Bằng chứng FVP TRADE lừa đảo công khai minh bạch 2022
22/06/2022

Bằng chứng FVP TRADE lừa đảo công khai minh bạch 2022

Tin đồn sàn ACXFX lừa đảo 2022 – Các chuyên gia nói gì?
22/06/2022

Tin đồn sàn ACXFX lừa đảo 2022 – Các chuyên gia nói gì?

Sàn Swissmes Lừa Đảo? Swissmes Có Scam Tiền Khách Hàng?
22/06/2022

Sàn Swissmes Lừa Đảo? Swissmes Có Scam Tiền Khách Hàng?

Traderthongminh.com

  • Tài Liệu
  • Tin Tức
  • Lịch Sự Kiện
  • Tài Liệu Đầu Tư
  • Liên Hệ

Diễn đàn

  • Góc Thảo Luận
  • Thảo Luận Khác
  • Kinh Nghiệm Đầu Tư
  • Forex, Vàng, Hàng Hoá
  • Chứng Khoán Quốc Tế

ĐĂNG KÝ NHẬN BẢN TIN

Từ khóa tìm kiếm về Forex: Đánh giá sàn forex | Forex Broker | Forex là gì | Cách trade forex | MT4 - Metatrader 4 | Forex Trading tại Việt Nam | Traderthongminh.com Giao dịch forex mang một mức độ rủi ro cao đối với vốn của bạn và có thể dẫn đến mất vốn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ các rủi ro liên quan và tìm kiếm lời khuyên độc lập nếu cần thiết. Nếu bạn cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi tại [email protected].
wpDiscuz