Mã vạch (Barcode) là gì? Các loại mã vạch phổ biến hiện nay

Traderthongminh.com – Khi các bạn đi siêu thị, bạn sẽ thấy có rất nhiều những đoạn mã vạch (barcode) đen trắng song song được dán trên bao bì của sản phẩm.

Vậy bạn có biết barcode là gì không? Hãy tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

Mã vạch (Barcode) là gì?

Barcode (hay còn được gọi là mã vạch) là một phương thức biểu thị dữ liệu, thông tin dưới dạng hình ảnh. Mã vạch được biết tới lần đầu tiên bởi 2 nhà phát minh người Mỹ là Norman J. Woodland và Bernard Silver vào năm 1952 (thời điểm họ được cấp bằng sáng chế cho công trình nghiên cứu về phương pháp phân loại hàng hóa, sản phẩm). Từ đó trở đi, barcode đã trở thành công cụ hữu hiệu để các nhà sản xuất có thể biểu đạt thông tin về sản phẩm như tên thương hiệu, sản xuất tại đâu, lô hàng, kích thước sản phẩm, thông tin kiểm định…

Mã vạch (Barcode) là gì?

Tham khảo thêm:

Ứng dụng của Mã vạch (Barcode) như thế nào trong đời sống hằng ngày?

Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ mà việc tạo ra những mã vạch thông minh đã có những bước tiến vượt bậc và đem lại nhiều ứng dụng vô cùng hữu ích cho đời sống cũng như trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

  • Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa: Hầu hết các sản phẩm được sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp hiện nay đều có mã vạch. Nó là căn cứ được thiết lập để khách hàng có thể truy tìm được nguồn gốc hàng hóa.
  • Trong quản lý kho và xuất nhập hàng hóa: Mã vạch giúp kiểm soát hàng hóa tồn kho trong kho hàng hỗ trợ cho các hoạt động quản lý và xuất nhập hàng hóa trong kho hiệu quả hơn.
  • Ứng dụng mã vạch trong ngành bán lẻ: Các thiết bị mã vạch sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhân viên bán hàng trong quá trình khách hàng thực hiện thanh toán sản phẩm tại quầy thu ngân.
  • Ứng dụng mã vạch trong lĩnh vực y tế: Mã vạch giúp nhận biết và hạn chế tối đa sai sót trong lĩnh vực y tế vì nó giúp kiểm soát hiệu quả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, thuốc, mẫu xét nghiệm, ngân hàng máu và các thiết bị y tế đều được dán tem nhãn đầy đủ.
  • Ứng dụng mã vạch trong chuyển phát nhanh: Nhờ có mã số mã vạch mà các kiện hàng được gán những thông tin cần thiết như Tên, địa chỉ người nhận, số điện thoại, mã hàng, tên hàng… Từ đó giúp phân loại và giao sản phẩm một cách dễ dàng, nhanh chóng.
  • Ứng dụng của mã vạch trong ngành thuế: Mã số mã vạch giúp nhân viên ngành thuế thu thập dữ liệu kê khai của những công ty, doanh nghiệp chính xác hơn.
  • Ứng dụng trong các ngành khác: Barcode cũng được ứng dụng trong rất nhiều công việc khác nhau của đời sống hằng ngày như ngành hàng không sử dụng mã vạch để phân loại hành lý ký gửi của hành khách. Hay mã vạch ma trận dưới định dạng 2D đang được nhiều đơn vị sử dụng để truyền tải thông tin của mình tới các đối tượng mục tiêu.

Các loại mã vạch phổ biến hiện nay

Nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất sử dụng nhiều dạng mã vạch khác nhau vào sản phẩm tùy vào mục đích, dung lượng thông tin cũng như dạng thức thông tin được mã hóa. Những dạng thức barcode chúng ta thường xuyên bắt gặp có thể kể đến là UPCEAN hay Code 39. META sẽ giới thiệu tới bạn cụ thể những loại mã vạch phổ biến, thường được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng cho các sản phẩm trên thị trường hiện nay:

UPC (Universal Product Code)

UPC là một dạng thức ký hiệu được mã hóa sử dụng phổ biến tại Mỹ, Canada và một vài quốc gia khác trên thế giới. UPC bao gồm 2 phần: Phần mã vạch với hình ảnh là các đường thẳng song song với độ lớn khác nhau dành cho máy quét; phần số gồm một dãy số có 12 số được dùng để con người nhận biết. Phần số không bao gồm chữ cái hoặc các ký tự đặc biệt. Mục đích của UPC là để phân biệt từng loại sản phẩm khác nhau, thuận tiện cho việc xuất nhập và quản trị kho hàng.

UPC (Universal Product Code)

Phần số của mã vạch UPC được quy ước như sau:

  • Số đầu tiên nằm trong phạm vi từ 0 đến 7, mỗi con số đã được quy định sẵn gồm: Số 5 là dành cho phiếu coupons, số 4 dành cho người bán lẻ; số 3 dành cho các mặt hàng có liên quan tới y tế; số 2 dành cho mặt hàng thịt và nông sản; số 0, 6 và 7 có thể dùng cho tất cả các loại hàng hóa khác của nhà sản xuất.
  • 5 con số tiếp theo biểu trưng cho mã của nhà sản xuất, được cơ quan có thẩm quyền cấp số.
  • 5 con số kế tiếp là mã mặt hàng. Đây là phần do người bán tự gắn lên hàng hóa của họ. Doanh nghiệp được tùy ý đặt số và sử dụng.
  • Số cuối cùng là số kiểm tra, được dùng để kiểm tra tính chính xác của toàn bộ dãy số UPC.

EAN (European Article Number)

EAN là dạng thức ký hiệu có hình thức tương tự như UPC với phần mã vạch và phần số. Mã EAN phổ biến với các quốc gia tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Mã EAN-13 (chứa 13 con số) được sử dụng rộng rãi hơn cả, trong khi mã EAN-8 hay EAN-5 thường dùng cho các gói hàng nhỏ. Ý nghĩa của phần số trong mã EAN-13 có thể được giải thích như sau:

EAN (European Article Number)

  • 3 con số đầu tiên là mã quốc gia. Mã quốc gia của Việt Nam là 893.
  • 9 con số kế tiếp được chia làm 2 phần: Mã nhà sản xuất được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, gồm từ 4 đến 6 ký tự số; mã mặt hàng do doanh nghiệp tự gắn lên hàng hóa của họ, gồm các ký tự số còn lại.
  • Số cuối cùng là số kiểm tra, được dùng để xác thực tính chính xác của toàn bộ dãy số EAN.

Code 39

Code 39 (còn được gọi là mã vạch 39) là dạng thức ký hiệu có phần mã vạch cùng phần chữ và số dùng để biểu thị các thông tin về sản phẩm. Loại hình mã vạch này cho phép hiển thị cả chữ cái, số và một vài ký hiệu đặc biệt (tối đa 39 ký tự) nên có thể chứa dung lượng thông tin nhiều hơn dạng thức UPC hay EAN. Điều này giúp Code 39 được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ, sản xuất, bưu chính, giao nhận hàng hóa… Đặc điểm của mã vạch 39 là:

Code 39

  • Loại mã vạch này cho phép sử dụng các ký tự bao gồm: Số tự nhiên từ 0 đến 9, chữ cái Latinh in hoa từ A đến Z, các ký tự đặc biệt gồm – . $ / + % và khoảng trắng.
  • Code 39 hỗ trợ nội dung tối đa tới 39 ký tự, người sử dụng hoàn toàn có thể thay đổi độ dài của mã vạch một cách linh hoạt.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Các loại mã vạch phổ biến hiện nay, và mã vạch là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy comment bên dưới nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận