Trader thông minh – Kênh giá (còn gọi là Trend Channel) được xem là một trong những loại công cụ về phân tích kỹ thuật quan trọng đang được sử dụng thường xuyên ở trong thị trường của Forex, nó được xác định là một phương pháp nghiên cứu những xu hướng khá hiệu quả, vì vậy đây luôn được xem là 1 công cụ được các nhà giao dịch áp dụng rộng rãi.
Vậy kênh giá là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Kênh giá là gì?
Kênh giá đơn giản là công cụ hỗ trợ trader xác định xu hướng. Với mục đích chính là Tìm kiếm cơ hội đặt lệnh giao dịch mua hoặc bán, chốt lời hiệu quả nhất. Kênh giá được cấu thành từ 2 đường thẳng nằm ở vị trí song song với nhau.
Trong đó, có một đường trendline giữ vai trò như xu hướng hiện tại (đường trendline có thể di chuyển lên, xuống hoặc đi ngang). Đường thẳng còn lại được vẽ song song với đường trendline. Như vậy, tất cả các mức giá đều nằm trong phạm vi hai đường thẳng này.
Các loại kênh giá phổ biến trong Forex hiện nay
Có ba loại:
Kênh tăng dần (mức cao cao hơn và mức thấp cao hơn)
Kênh tăng dần xuất hiện khi trong một xu hướng tăng. Có thể mô tả như sau: có hai đường xu hướng song song chạy theo đường dốc từ thấp đến cao, đường ở dưới là đường trendline của xu hướng tăng này, còn đường ở trên thì được nhân diện bằng thao tác vẽ song song với đường trendline và đi từ đỉnh gần nhất của xu hướng.
Ở kênh tăng dần hầu hết các mức giá nằm đúng trên hai đường thẳng đã được mô tả ở trên (bạn có thể tham khảo tại hình minh họa). Nếu trường hợp giao dịch xảy ra giảm giá mạnh vượt qua đường trendline phía dưới, hoặc trường hợp đảo chiều vượt qua cả đường trendline phía bên trên thì kênh giá tăng dần này sẽ bị phá vỡ. Lúc đó sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra là hình thành thêm một kênh tăng dần mới hoặc mở đầu cho một xu hướng đi ngang.
Kênh giảm dần (mức cao thấp hơn và mức thấp thấp hơn)
Nếu như kênh tăng dần xuất hiện trong một xu hướng tăng thì kênh giảm dần sẽ xuất hiện khi có một xu hướng giảm. Tại kênh này cũng có 2 đường xu hướng nhưng lại đi theo hướng dốc xuống, một đường ở trên chính là đường trendline của kênh này, còn đường bên dưới cũng được xác định bằng cách kéo một đường song song dọc với đường trendline và phải đi qua đáy đầu tiên của xu hướng giảm dần đó.
Vế cấu tạo thì gần như kênh giảm dần cũng giống như kênh tăng, các mức giá cũng nằm gọn trên hai đường thẳng của xu hướng này. Và sẽ bị phá vỡ khi mà giá vượt qua khỏi một trong các đường trendline phía trên hoặc phía dưới. Tại đây cũng có thể xuất hiện 2 trường hợp mới như là xu hướng đi ngang hoặc bắt đầu xu hướng giảm dần mới.
Kênh ngang (dao động)
Trong trường hợp giá của xu hướng tăng giảm không rõ ràng (hay bị dao động) trong một khoảng cố định với các đỉnh giá và các đáy ngang bằng nhau thì kênh ngang xuất hiện. Đối với kênh này, đường trendline sẽ đi ngang và được xác định bằng cả 2 đường xu hướng chứ không còn là một đường như kênh tăng và kênh giảm nữa. Đường này được xác định bằng cách: đường trên nối hết tất cả các đỉnh với nhau ta và đường dưới thì nối các đáy lại sao cho hai đường này song song nhau thì ta được kênh ngang.
Tương tự như hai kênh ở trên, kênh ngang này cũng sẽ bị phá vỡ khi giá vượt qua khỏi một trong hai đường trendline và hình thành nên một kênh tăng dần hoặc giảm dần mới.
Cách vẽ kênh giá đơn giản
Để tạo kênh giá tăng chỉ cần vẽ thêm một đường thẳng song song với đường xu hướng tăng và sau đó di chuyển đường thẳng mới đó đến vị trí mà nó chạm đỉnh gần nhất.
Kênh giá tăng bao trọn gần như toàn bộ giá trong xu hướng lên, cho đến khi xu hướng lên bị phá vỡ (đảo chiều).
Để tạo kênh giá giảm chỉ cần vẽ thêm một đường thẳng song song với đường xu hướng giảm và sau đó di chuyển đường thẳng mới đó đến vị trí mà nó chạm đáy gần nhất.
Kênh giá giảm bao trọn gần như toàn bộ giá trong xu hướng xuống, cho đến khi xu hướng xuống bị phá vỡ (đảo chiều).
Chúng ta cùng xem xét lại ví dụ đã trình bày trong bài học về trend line.
Lưu ý rằng, sở dĩ chúng tôi muốn minh họa những công cụ phân tích kỹ thuật khác nhau trên cùng một đoạn biểu đồ để cho bạn thấy rằng những công cụ này có thể sử dụng được ở bất kỳ đoạn biểu đồ nào, ở bất kỳ giai đoạn thị trường nào.
Đương nhiên sẽ có những giai đoạn thị trường khi áp dụng một công cụ phân tích kỹ thuật cụ thể nào đó sẽ khó khăn hơn ở giai đoạn thị trường khác, nhưng điều đó là không đáng kể, đặc biệt khi bạn đã có sự luyện tập cần mẫn.
Hãy xem xét công cụ mới trong ví dụ cũ nhé:
Tham khảo thêm:
Theo lý thuyết, trend line dưới có thể sử dụng như đường hỗ trợ và trend line trên có thể sử dụng như đường kháng cự.
Từ đó dẫn đến việc có thể mở vị thế BUY khi giá chạm trend line dưới và mở vị thế SELL khi giá chạm trend line trên.
NHƯNG …
Tôi khuyên bạn chỉ nên mở vị thế BUY trong xu hướng lên và mở vị thế SELL trong xu hướng giảm.
Tức là:
Trong xu hướng lên, bạn chỉ nên sử dụng trend line dưới để làm điểm hỗ trợ và mở vị thế BUY. Còn trend line trên chỉ dùng để chốt lời chứ không nên mở vị thế SELL.
Ngược lại, trong xu hướng xuống, bạn chỉ nên sử dụng trend line trên để làm điểm kháng cự và mở vị thế SELL. Còn trend line dưới chỉ dùng để chốt lời chứ không nên mở vị thế BUY.
“Một lời khuyên rất… hiển nhiên?”
Đúng vậy! Nhưng rất nhiều trader đang làm ngược lại điều này với kênh giá.
KẾT LUẬN
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây về kênh giá là gì đã giúp ích được cho các trader trong quá trình giao dịch tại thị trường Forex. Chúc các bạn sẽ thật thành công nhé!