Tradersthongminh.com – Đối với những người đang làm trong lĩnh vực ngân hàng thì có lẽ khái niệm bảo lãnh đối ứng không còn quá xa lạ đối với họ. Tuy nhiên với những người ngoài ngành thì đây vẫn sẽ là một định nghĩa mới mẻ.
Vậy Bảo lãnh đối ứng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Bảo lãnh đối ứng là gì?
Khái niệm bảo lãnh đối ứng được đưa ra dựa trên Thông tư số 07/2015/TT-NHNN trong Quy định về Bảo lãnh ngân hàng: “Bảo lãnh đối ứng là một loại hình về bảo lãnh ngân hàng. Hình thức này hoạt động dựa trên bản hợp đồng giữa hai bên là bên bảo lãnh đối ứng và bên bảo lãnh.”
Tham khảo thêm:
- Tài sản (Assets) là gì? So sánh tài sản ngắn hạn và dài hạn
- Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì? So sánh vốn đã góp và Vốn điều lệ
- Mã vạch (Barcode) là gì? Các loại mã vạch phổ biến hiện nay
- Thu nhập ròng là gì? Công thức tính thu nhập ròng đơn giản
- Thanh toán (Payment) – Các hình thức thanh toán phổ biến
- Dữ liệu sơ cấp (Primary data) là gì?
- Giải đáp: Gửi tiết kiệm 10 triệu đồng thì sẽ lãi bao nhiêu?
Theo như đó thì bên bảo lãnh đối ứng sẽ phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh. Ngược lại bên bảo lãnh cũng sẽ phải cam kết về nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn như sau: Thực chất bảo lãnh đối ứng giống như một cam kết về vấn đề tài chính giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Hình thức bảo lãnh này xuất hiện do hai bên đã không còn sự tin tưởng lẫn nhau và họ cần một tổ chức trung gian có uy tín đứng ra để giải quyết vấn đề này.
Tổ chức trung gian này thường là các ngân hàng, ngân hàng sẽ quản lý số tiền của bên được bảo lãnh và trả cho bên bảo lãnh.
Bảo lãnh đối ứng còn có thể được xem là một hình thức cung cấp bảo lãnh cho khoản nợ của hai hoặc nhiều đơn vị/công ty liên quan, nhằm thúc đẩy thực hiện các cam kết. Đây cũng là hình thức giúp hạn chế rủi ro của người cho vay và siết chặt thỏa thuận đối với người đi vay.
Mục đích của bảo lãnh đối ứng
Nhiều người thường lầm tưởng rằng hình thức bảo lãnh đối ứng sẽ không quá phổ biến nhưng thực chất hiện nay lại rất thịnh hành. Mục đích của hình thức bảo lãnh này bài có thể liệt kê một số những điểm nổi bật như sau:
- Bảo lãnh đối ứng có thể để xem như một công cụ để đảm bảo an toàn cho các bên liên quan, bắt buộc các bên đều phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Là một phần không thể thiếu dành cho các hợp đồng tài chính quốc tế. Hình thức này sẽ giảm thiểu tối đa các nguy cơ có thể xảy ra liên quan đến kinh tế và chính trị. Trường hợp này đặc biệt càng hữu dụng hơn khi bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức có trụ sở ở nước ngoài.
- Ngoài ra đối với những hợp đồng quốc tế thì hiển nhiên vấn đề liên quan đến thẩm quyền của nước ngoài cũng sẽ bớt phức tạp hơn và loại bỏ được nhiều rủi ro.
- Những trường hợp như hai bên không thực hiện đúng các nghĩa vụ hay bên được bảo lãnh không nhận được tiền trả nợ,…. hầu như rất khó xảy ra.
Các trường hợp bảo lãnh đối ứng
Khách hàng được đa dạng hóa sự lựa chọn của mình để phù hợp với ngân sách cũng như nhu cầu. Mỗi ngân hàng đều sẽ có những hình thức bảo lãnh đối ứng khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những quy định mà dù cho bạn lựa chọn Ngân hàng nào cũng đều phải tuân thủ:
- Trước hết bên được bảo lãnh phải gửi văn bản yêu cầu cho bên bảo lãnh và bên bảo lãnh phải ngay lập tức thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình. Thời hạn kéo dài cho vấn đề này sẽ diễn ra trong vòng 5 ngày.
- Chỉ khi cam kết giữa hai bên còn hiệu lực thì việc yêu cầu bên bảo lãnh tiến hành nghĩa vụ của mình mới còn giá trị.
- Sau khi bên bảo lãnh hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính cần thiết thì bên bảo lãnh đối ứng cũng sẽ nhận được yêu cầu. Và hiển nhiên bên bảo lãnh đối ứng phải thực hiện đầy đủ tất cả các cam kết.
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh đối ứng gồm những gì?
Theo như Nhà nước đã quy định về Bảo lãnh ngân hàng thì trong Khoản 1 Điều 13 Thông tư 07/2015/TT-NHNN về quy định hồ sơ đề nghị bảo lãnh, hồ sơ đề nghị bảo lãnh đối ứng sẽ bao gồm những tài liệu sau:
- Văn bản để đề nghị bảo lãnh
- Giấy tờ của bên được bảo lãnh
- Giấy tờ liên quan đến khách hàng
- Các tài liệu và giấy tờ về biện pháp bảo đảm
- Các giấy tờ về các bên liên quan khác nếu có