Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là gì?

Trader thông minh – Bạn có đang tìm hiểu về Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là gì không? Nếu vẫn đang tìm hiểu về thuật ngữ này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là gì?

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là gì?

Tham khảo thêm:

Dòng tiền thuần (tiếng Anh là Free Cash Flow to the Firm – FCFF) thể hiện lượng tiền từ các hoạt động kinh doanh có sẵn để phân phối sau khi hạch toán chi phí khấu hao, thuế, vốn lưu động và các khoản đầu tư.

Dòng tiền thuần bao gồm 3 loại chính:

  • Dòng tiền thuần trong hoạt động kinh doanh
  • Dòng tiền thuần trong hoạt động tài chính
  • Dòng tiền thuần từ các hoạt động đầu tư

Bản chất của FCFF

FCFF là phép đo lợi nhuận của một công ty sau toàn bộ các khoản chi phí và tái đầu tư. Nó là tiêu chuẩn được sử dụng để so sánh và phân tích sức khỏe tài chính của một công ty.

  • Nếu FCFF dương → công ty còn tiền sau các khoản chi phí
  • Ngược lại FCFF âm → công ty không tạo đủ doanh thu để trang trải các chi phí và hoạt động đầu tư của mình.

Công thức xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF)

Công thức xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF)

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp được tính theo công thức chung sau:

FCFF = NI + NC + [I x (1-TR)] – LI – IWC

Trong đó:

  • FCFF: Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (Free Cash Flow to Firm)
  • NI: Thu nhập ròng (Net Income)
  • NC: Phí không bằng tiền mặt (Non-cash charges)
  • I: Lãi (Interest)
  • TR: Mức thuế (Tax Rate)
  • LI: Mức đầu tư dài hạn (Long-term Investments)
  • IWC: Mức đầu tư cho vốn lưu động (Investments in Working Capital)

Ý nghĩa của việc xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp – FCFF thể hiện cho lượng tiền mặt có sẵn dành cho các nhà đầu tư sau khi công ty thanh toán tất cả các chi phí kinh doanh, đầu tư tài sản lưu động (như hàng tồn kho) và đầu tư tài sản dài hạn (như trang thiết bị). FCFF bao gồm trái chủ (Bondholder) và cổ đông là những người hưởng lợi khi xem xét số tiền còn lại cho các nhà đầu tư.

Việc tính toán FCFF là một chỉ số về hoạt động của một công ty và hiệu quả hoạt động của nó. FCFF xem xét tất cả dòng tiền vào dưới dạng doanh thu, dòng tiền ra dưới dạng chi phí thông thường và tất cả các khoản tiền được tái đầu tư để phát triển doanh nghiệp.

Số tiền còn lại sau khi tiến hành tất cả các hoạt động này đại diện cho FCFF của một công ty.

Nắm rõ được FCFF của một công ty cho phép các nhà đầu tư kiểm tra xem cổ phiếu của công ty đó có được định giá đúng hay không. FCFF cũng thể hiện khả năng một công ty trong việc trả cổ tức, tiến hành mua lại cổ phần hay trả nợ cho người nắm giữ cổ phiếu. Bất kỳ nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc vốn cổ phần đại chúng của 1 công ty trước tiên nên kiểm tra FCFF của nó.

Giá trị FCFF dương cho thấy công ty còn tiền sau khi thanh toán các khoản chi phí. Nếu âm thì có thể thấy công ty không tạo đủ doanh thu để trang trải các chi phí và hoạt động đầu tư.

Trong trường hợp thứ 2, nhà đầu tư nên tìm hiểu sâu hơn để đánh giá lý do tại sao chi phí thông thường và chi phí đầu tư lại vượt quá doanh thu. Nó có thể là kết quả của một mục đích kinh doanh cụ thể. Ví dụ như các công ty công nghệ phát triển cao luôn đầu tư ra bên ngoài một cách nhất quán.

Lợi ích của việc sử dụng FCFF

Dòng tiền thuần cho doanh nghiệp – FCFF được cho là chỉ số tài chính quan trọng nhất của giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Giá của một cổ phiếu được coi là tổng kết của dòng tiền mặt dự kiến ​​của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, cổ phiếu không phải lúc nào cũng có giá chính xác. Hiểu biết về FCFF của doanh nghiệp cho phép các nhà đầu tư kiểm tra xem một cổ phiếu có đáng giá không.

FCFF cũng thể hiện khả năng trả cổ tức của doanh nghiệp, thực hiện mua lại cổ phần hoặc trả nợ. Bất kỳ nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp thì nên kiểm tra FCFF.

Một giá trị FCFF tích cực sẽ chỉ ra rằng doanh nghiệp có tiền mặt còn lại sau khi trừ chi phí. Một giá trị tiêu cực cho thấy rằng doanh nghiệp không tạo ra đủ doanh thu để trang trải các chi phí và hoạt động đầu tư. Trong trường hợp đó, một nhà đầu tư nên đào sâu hơn để đánh giá lý do tại sao điều này xảy ra. Đó có thể là một quyết định có ý thức, như trong các doanh nghiệp công nghệ cao đang có mức tăng trưởng cao nhất, hoặc có thể là tín hiệu của các vấn đề tài chính.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin về Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là gì, và công thức tính dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF). Chúc các bạn sẽ thành công!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận