Chứng thư bảo lãnh là gì? Quy trình xin chứng thư bảo lãnh

Tradersthongminh.com – Trong hợp đồng bảo lãnh thì về chứng thư bảo lãnh được xem là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng giúp việc đảm bảo được tính chính xác và khả năng trả nợ đúng hạn với bên cho vay.

Vậy chứng thư bảo lãnh là gì? Dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

Chứng thư bảo lãnh là gì?

Chứng thư bảo lãnh là một loại văn bản vô cùng quan trọng trong hợp đồng bảo lãnh giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh nhằm đảm bên bảo lãnh phải thanh toán khoản nợ nếu như bên nhận bảo lãnh không có khả năng thanh toán đúng hạn theo đúng như quy định trong hợp đồng bảo lãnh.

Chứng thư bảo lãnh là gì?

Tham khảo thêm:

Về cơ bản thì bên bảo lãnh có thể là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn được coi như một nhà kinh doanh tài chính. Còn bên nhận bảo lãnh thì có thể là người đi vay hoặc một đơn vị, doanh nghiệp cần vay vốn.

Giao dịch bảo lãnh là một giao dịch kép. Người mong muốn vay nợ sẽ ký kết hợp đồng với bên tổ chức cho vay và đồng yêu cầu phải có bên bảo lãnh thì người đi vay cần phải bị giấy tờ, hồ sơ đề nghị bảo lãnh cho bên chủ thể bảo lãnh có thẩm quyền theo đúng quy định của Pháp luật.

Nội dung của chứng thư bảo lãnh

Trong chứng thư bảo lãnh sẽ bao gồm các nội dung cụ thể dưới đây:

  • Tên, địa chỉ bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
  • Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ lãi, nợ gốc.
  • Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh.
  • Hồ sơ liên quan tới việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của đơn vị nhận bảo lãnh với bên bảo lãnh.
  • Quy định những nội dung liên quan tới việc xử lý, giải quyết tranh chấp nếu như phát sinh.
  • Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh cần thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả nợ hoặc trả không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh, phương thức chứng minh đã thực hiện biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng quy định.
  • Các nội dung khác theo thỏa thuận.

Nhược điểm của thư bảo lãnh

Khi thực hiện chứng thư bảo lãnh thì cả 2 bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh cũng có thể gặp phải những rủi ro như sau:

  • Điều kiện thanh toán nếu như không đảm bảo tính khả thi thì sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp.
  • Khi bên bảo lãnh sẽ phải thanh toán thay cho bên được bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh lại chứng thực được việc họ đã thu hồi nợ trước đó nhưng không thành công. Như vậy thì bên bảo lãnh không thể xác định được có vi phạm hợp đồng hay không và bị rơi vào tình trạng không thể trả nợ được.
  • Chủ thể đăng ký phát hành chứng thư bảo lãnh không đúng theo Pháp luật và thẩm quyền sẽ dễ dẫn đến việc bên phát hành có thể từ chối quyền bảo lãnh.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp hoặc người được bảo lãnh phá sản, không có khả năng trả nợ thì bên bảo lãnh sẽ phải gặp nguy cơ rất lớn trong việc thanh toán khoản bảo lãnh đó.
  • Ngoài ra, rất dễ xảy ra tình trạng chữ kỹ và con dấu giả khi có người mạo danh cơ quan có thẩm quyền khi phát hành chứng thư bảo lãnh.

Quy trình xin chứng thư bảo lãnh

Quy trình xin chứng thư bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng là gì

Khi muốn xin chứng thư bảo lãnh hợp pháp thì bạn cần phải thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin đăng ký làm chứng thư bảo lãnh bao gồm:

  • Văn bản xin bảo lãnh được điền theo đúng mẫu quy định của Pháp luật hiện hành.
  • Văn bản chứng thực người được bảo lãnh có đủ điều kiện cả về mặt sức khỏe và điều kiện kinh tế để được nhận bảo lãnh theo quy định của ngân hàng hay quỹ tín dụng bảo lãnh.

Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì chủ thể xin bảo lãnh sẽ nộp đến Quỹ bảo lãnh tín dụng có thẩm quyền bảo lãnh theo đúng quy định của Pháp luật.

Bước 3: Khi đã nhận được hồ sơ đề nghị chứng thư bảo lãnh thì Qũy bảo lãnh tín dụng sẽ thực hiện xác minh, kiểm tra hồ sơ nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì chủ thể sẽ được ký hợp đồng cấp bảo lãnh và chứng thư bảo lãnh.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Chứng thư bảo lãnh là gì và quy trình để xin được Chứng thư bảo lãnh như thế nào. Chúc các bạn sẽ thành công nhé!

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận