Bearish thường sẽ ám chỉ một thị trường đang dần có xu hướng giảm giá. Đối với loại thị trường chứng khoán, thì các nhà đầu tư không mong muốn bearish vì xu hướng đó sẽ làm giảm giá trị về khoản đầu tư của họ, ngược lại, đối với các trader giao dịch margin – ký quỹ như là forex, thì tiền điện tử dù cho bullish hoặc bearish thì họ sẽ có những thái độ lạc quan vì dù có ở bất kỳ 1 xu thế nào đi chăng nữa, họ vẫn sẽ có cơ hội kiếm được tiền.
Vậy Bearish là gì? Hãy cùng traderthongminh.com chúng tôi tìm hiểu về khái niệm này sau đây nhé!
Bearish là gì?
Bearish còn được biết đến là một thị trường có xu hướng giảm giá mà tại đó, các loại tài sản hay các sản phẩm giao dịch trên toàn bộ thị trường nói chung đều có chiều hướng giá sẽ giảm xuống thấp hơn so với mức trung bình của nó trong quá khứ hay trong một khoảng thời gian dài cùng với khối lượng giao dịch lớn.
Tuy nhiên, khi thị trường xuất hiện dấu hiệu giá sẽ giảm hơn 20% so với mức giá cao nhất và gần nhất trong khoảng thời gian trước đó hay sẽ giảm liên tục trong một khoảng thời gian lâu dài thì nó được xác định là đang nằm trong giai đoạn Bearish, chu kỳ giảm giá.
Chính xác hơn thì ngay thời điểm này, nhà đầu tư sẽ cảm thấy lo lắng về thị trường hơn và bắt đầu có hành động bán tháo ra thật nhanh với mục đích muốn chốt lời và hạn chế thua lỗ, nhưng lại dẫn đến kết quả làm cho giá ngày càng giảm xuống thấp hơn nữa.
Sở dĩ nhiều người lấy hình ảnh con gấu, dùng để mô tả thị trường giảm giá cũng bởi vì bản chất tấn công của nó lại có nét tương đồng với xu hướng biến động của một thị trường Bearish đang giảm giá, đơn giản hơn là khi một con gấu quyết định tấn công đối phương thì sẽ thường tung ra những cú đánh rất mạnh mẽ từ trên xuống.
Tương tự như Bullish thì khái niệm về Bearish không chỉ được dùng để ám chỉ xu hướng đang giảm giá của một loại tài sản nhất định mà nó còn được dùng để mô tả sự suy yếu về mặt giá cả hay giá trị hoặc sự phát triển của bất cứ một ngành nghề, lĩnh vực hay tổng thể của một loại thị trường kinh doanh nào đó hay toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia bất kỳ.
Ngoài việc Bearish thể hiện sự suy giảm giá diễn ra trong một khoảng thời gian dài thì Bearish vẫn có thể được sử dụng ám chỉ những thời kỳ giảm giá trong ngắn hạn, nhưng lại tùy thuộc vào đối tượng sử dụng hay khung thời gian được sử dụng và cả chiến lược giao dịch trên thị trường nữa.
Các dạng Bearish thường gặp trên thị trường
Tại thị trường forex, trader thường gặp 2 xu hướng Bearish: ngắn hạn và dài hạn. Xu hướng thị trường giảm giá phụ thuộc vào đối tượng sử dụng, khung thời gian sử dụng, chiến lược giao dịch.
Bearish ngắn hạn
Bearish ngắn hạn là thị trường có xu hướng giảm giá trong một thời gian ngắn khoảng vài phút, vài giờ, vài ngày.
Nhưng xu hướng đó cũng có thể là sự tăng lên dài hạn, hoặc 1 khoảnh khắc giảm nhẹ của thị trường Bullish.
Các trader dự đoán về thị trường Bearish ngắn hạn thường xuất phát từ kỹ thuật phân tích biểu đồ giá. Hoặc trader cũng dựa trên một sự kiện kinh tế nổi bật để dự đoán.
Bearish dài hạn
Đây là xu hướng giảm giá trong thời gian dài từ vài ngày đến vài tuần, vài tháng của thị trường. Trong thời gian đó, giá có thể tăng nhưng tổng thể của thị trường vẫn là giảm.
Tham khảo thêm:
- Nghề Trader là gì? Làm thế nào để trở thành một Trader chuyên nghiệp?
- TOP 6 chiến thuật giao dịch hiệu quả sử dụng Trailing Stop
- Trailing Stop là gì? Mức Trailing Stop hiệu quả nhất
Khi giao dịch Forex, trader thường cho rằng đồng tiền của một quốc gia thường bị mất giá trong tương lai gần nhất khi có một vài tin tức xấu về kinh tế chính trị.
Với tâm lý của con người, khi bán thì “bán tống bán tháo” nên thị trường đã giảm thì càng giảm mạnh hơn. Từ đó, Bearish dài hạn càng diễn biến mạnh mẽ hơn.
Khi nào thì thị trường Bearish sẽ xuất hiện?
Như đề cập trước đó, thuật ngữ Bearish biểu hiện cho thị trường có xu hướng giảm. Tại đó, cấu trúc của thị trường có thể chia thành 3 giai đoạn. Bắt đầu, Cao trào (hay bùng nổ) và Suy thoái.
- Giai đoạn bắt đầu: Do mới bắt đầu nên có mức độ giảm giá chưa cao. Thị trường giảm nhẹ để chuẩn bị lấy đà cho một đợt bùng nổ sắp xảy ra. Hình thành sau một đợt Bullish dài hạn trước đó hoặc một đợt tích lũy đi ngang (Sideway).
- Giai đoạn cao trào: Khác với giai đoạn bắt đầu, nhà đầu tư bán ra một cách dè chừng. Ở cao trào thì thị trường mãnh liệt hơn, nhà đầu tư bán khống nhiều hơn. Với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận dẫn đến lực bán tăng mạnh hơn, kéo giá xuống sâu hơn. Và tùy thuộc vào mức độ giảm mà thời gian cao trào có thể dài hoặc ngắn. Nếu giá giảm với lực mạnh, mức độ giảm cao thì thời gian bùng nổ nhanh hơn. Ngược lại, nếu lực giảm vừa phải thì thời gian bùng nổ sẽ kéo dài hơn.
- Giai đoạn suy thoái: Có xu hướng giá giảm với tốc độ chậm lại, mức độ cũng giảm dần. Kỳ vọng thị trường đi lên chỉ có thể đợi cho đến khi lực mua cao hơn lực bán.
KẾT LUẬN
Hy vọng với những thông tin cơ bản về Bearish mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ có thể giúp cho các anh em có thêm được những kiến thức mới và bổ ích trên con đường chinh phục thành công của mình nhé!