Tâm lý FOMO là gì? Tại sao không nên FOMO?

Tâm lý FOMO là gì mà nhiều nhà đầu tư nhắc đến. Và tại sao đa phần các nhà đầu tư đều xem hiện tượng fomo là một hiện tượng tiêu cực. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm này và những mặt lợi, hại của nó thông qua bài viết bên dưới đây. 

Tâm lý FOMO là gì?

FOMO là gì? Fomo có nhiều phạm trù ý nghĩa, đa phần khi tìm kiếm trên google, các định nghĩa bạn tìm thấy sẽ luôn nghiêng về các giải thích theo tâm lý học. 

Hiệu ứng FOMO được viết tắt từ cụm từ Fear of Missing Out, bắt đầu được nghiên cứu từ những năm 1990. 

Thuật ngữ này ngày càng được dùng phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Dụng ý của cụm từ này dùng để chỉ tâm lý lo sợ bị mất đi cơ hội. Người bị mắc hội chứng FOMO luôn có xu hướng cảm thấy mình đang bị thua thiệt, sợ không bằng người khác. Tâm lý này không chỉ xuất hiện ở người có dấu hiệu mắc bệnh tâm lý mà còn xảy ra phổ biến ở những người bình thường. 

Thuật ngữ FOMO còn dùng để chỉ cảm giác lo lắng rằng bạn có thể bỏ lỡ những sự kiện thú vị mà người khác đang trải nghiệm. Ở khía cạnh tâm lý này, cảm giác FOMO cho ta thấy khía cạnh tham lam của con người, muốn có thật nhiều và sợ khi mình không đạt được một điều gì đó mà người khác đang có. 

Làm sao để giảm hiệu ứng FOMO?

Trong đầu tư tài chính, fomo là một trong những dấu hiệu không tốt. Nhà đầu tư cần tập trung tìm hiểu về các sàn giao dịch, chiến thuật giao dịch và thường xuyên cập nhật tin tức thị trường để hạn chế việc bị dẫn dắt theo cảm xúc. 

Nhà đầu tư có thể tham khảo sàn giao dịch RACFX. Đây là một trong những sàn giao dịch uy tín, vừa mới gia nhập vào thị trường Việt. RACFX là sản phẩm của RACFX Limited được đăng ký tại Anh và xứ Wales dưới tên Công ty – số đăng ký 13695675. Văn phòng đăng ký của RAC FX Limited là: 71-75 Shelton Street, Covent Garden, London, United Kingdom, WC2H9JQ. Khi lựa chọn một sàn giao dịch, nhà đầu tư cần tập trung tìm giấy phép của sàn giao dịch, ưu và nhược điểm của sàn. Đồng thời tìm hiểu thông tin trên thị trường xem có tin tức tiêu cực nào về sàn đó hay không. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trên website của sàn này tại đây.

Nhà đầu tư nên chọn sàn có ít thông tin tiêu cực, không có phốt hay các bài đăng cảnh báo lừa đảo. Bên cạnh đó việc lựa chọn một sàn giao dịch có hệ thống chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cũng sẽ giúp nhà đầu tư giải quyết các vấn đề khi gặp trục trặc trong lúc giao dịch được dễ dàng hơn.

Một sàn giao dịch uy tín sẽ hạn chế sự fomo và những nỗi lo sợ khác của nhà đầu tư. Ví dụ như những nỗi lo về niềm tin, sự an toàn,…sẽ không xảy ra với các sàn uy tín. Nhà đầu tư không lo bản thân bị lừa đảo. 

Cải thiện tâm lý FOMO bằng cách nào?

Khi nhà đầu tư đã có kiến thức và lựa chọn được sàn uy tín thì đã có thể an tâm tập trung vào quá trình giao dịch. Nhà đầu tư cần giữ tâm lý chỉ nên tập trung vào những gì mình đang có thay vì những gì mình còn thiếu. Nhắc nhở bản thân rằng bạn đang có cuộc sống tốt đẹp hơn rất nhiều người. Bạn đang rất hạnh phúc và hãy để mọi thứ diễn ra theo cách tự nhiên mà không cố gắng chạy theo nó bằng mọi giá. 

Nhà đầu tư nên bỏ theo dõi những người gây cho bạn cảm xúc tiêu cực, ghen tị, lo lắng… trên mạng xã hội. Thay vào đó, nhà đầu tư nên dành thời gian để theo dõi nhiều hơn những người khiến bạn thấy yêu đời và hạnh phúc hơn, điều này sẽ giúp bạn vượt qua FOMO.

Điều cần thiết tiếp theo là ghi nhớ và viết lại những điều làm chính bạn cảm thấy hài lòng, hạnh phúc. Đó có thể là những trải nghiệm, kỷ niệm đáng nhớ hay những điều bạn cần biết ơn hay những phiên giao dịch đã mang lại thắng lợi cao cho bạn. Nhà đầu tư khi tham gia đầu tư lâu năm sẽ có tâm lý bớt fomo và tập trung kết nối trực tiếp với mọi người thay vì chỉ qua mạng xã hội. 

Nếu bạn là nhà đầu tư f0 và đang mắc tâm lý fomo, bạn nên thử làm những điều này. Có thể bạn sẽ rất bất ngờ vì hiệu quả mà nó mang đến. 

Fomo trong một số trường hợp có thể mang lại hiệu quả tốt, tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên bạn cần hiểu rằng mỗi người sẽ có một mục tiêu tài chính, sự nghiệp, cuộc sống khác nhau. Chúng ta không thể mãi chạy theo đám đông mà cần có lập trường vững, thái độ sống và đầu tư kiên định thì mới có thành công riêng của mình. 

Tóm lại, nhà đầu tư cần giữ tâm lý vững vàng khi tham gia giao dịch trên thị trường tài chính. Dù là fomo, fud hay bất cứ hiệu ứng tâm lý nào xuất hiện cũng đều là dấu hiệu của việc mất thăng bằng cảm xúc. Nhà đầu tư cần dành thời gian xem xét và nhận định lại danh mục đầu tư của mình.