Bộ trưởng Tài chính: Hành vi thao túng phải xử phạt nghiêm minh, nhưng doanh nghiệp làm đúng quy định thì phải ủng hộ hết mức để thị trường chứng khoán phát triển

Mới đây, chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phước khẳng định: “Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo các bên đảm bảo vừa ủng hộ, cũng vừa giám sát kiểm tra tránh vấn đề thao túng thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường cổ phiếu”.

Thời gian gần đây, Bộ Tài chính đã có rất nhiều động thái quyết liệt trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý, tăng cường quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động thị trường và liên tiếp đưa ra các cảnh báo đối với các nhà đầu tư nhằm giúp TTCK và thị trường TPDN phát triển an toàn, bền vững. Với nỗ lực đó, cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài tỏ ra rất lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam, thể hiện qua nhiều phiên mua ròng gần đây.

“Các nhà đầu tư nước ngoài rót tiền vào thị trường cổ phiếu, trái phiếu của Việt Nam là những người lão luyện. Họ có phân tích chính xác, và ít nhất là tốt hơn rất nhiều so với nhiều nhà đầu tư Việt Nam. Họ có chiến lược và đầu tư một cách bài bản, lựa chọn cổ phiếu, trái phiếu hay bất kỳ giấy tờ có giá nào đều phân tích và tính toán một cách đầy đủ” – ông Lê Duy Bình, Giám đốc Economica nhận định.

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Nhật Bản Tsuyoshi Imai đánh giá, quyết tâm xử phạt của Chính phủ với các chủ doanh nghiệp sai phạm đã làm tăng niềm tin của cộng đồng quốc tế. Theo ông, đây là hành động cần thiết để thị trường Việt Nam bước lên những nấc thang mới, và về dài hạn đây là các hành động rất tích cực.

Ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng bộ phận Đầu tư Tập đoàn VinaCapital cho rằng, với P/E hấp dẫn, nhìn vào giá trị doanh nghiệp, cơ hội tăng trưởng 6-7%, rủi ro tương đối thấp, thì gọi vốn từ nước ngoài vào Việt Nam không khó.

Theo Giám đốc Economica, việc các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng mua cho thấy họ vẫn tiếp tục đặt niềm tin vào thị trường Việt Nam và tiếp tục đặt niềm tin vào một số cổ phiếu của doanh nghiệp tốt. Như vậy rõ ràng trên thị trường còn rất nhiều cổ phiếu tốt.

Song, áp lực bán không chỉ dừng lại ở nhóm cổ phiếu vốn hoá nhỏ, có tính đầu cơ mà đã lan sang cả các cổ phiếu vốn hoá vừa và lớn. Sau nhiều phiên giảm điểm liên tiếp, VN-Index đã trở về vùng giá dưới 1.400
“Việc bán tháo các cổ phiếu tốt đó trong thời điểm này có thể sẽ là thiệt hại trong tương lai đối với nhà đầu tư, vì đã không phân tích kỹ” – ông Lê Duy Bình nhấn mạnh.

Mới đây, chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định: “Bộ Tài chính sẽ chỉ đạo các bên đảm bảo vừa ủng hộ, cũng vừa giám sát kiểm tra tránh vấn đề thao túng thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường cổ phiếu như đưa thông tin sai lệch hay dùng nhiều tài khoản giao dịch bất thường, những hành vi thao túng phải được xử phạt nghiêm minh. Nhưng những doanh nghiệp thực hiện đúng quy định thì phải ủng hộ hết mức để thị trường chứng khoán phát triển bền vững”.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động thực hiện ngay các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thị trường tài chính, tiền tệ.
Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan liên quan theo chức năng và nhiệm vụ được giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt, hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Công điện số 8857/CĐ-VPCP ngày 03 tháng 12 năm 2021, Công điện số 304/CĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2022, Công điện số 311/CĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 14/TTg-KTTH ngày 14 tháng 4 năm 2022.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”?

Các cổ phiếu từng được lãnh đạo công khai hô hào như “họ” Louis, Apec, FLC đều đã gần chạm gốc “cây thông” trên đồ thị giá nhưng quá trình dò đáy vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Vụ việc ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Louis Holdings bị Cơ quan điều tra khởi tố và bắt tạm giam do hành vi “thao túng thị trường chứng khoán” lại một lần nữa gợi lại câu chuyện gây tranh cãi khi lãnh đạo doanh nghiệp công khai bàn về cổ phiếu.

Thực tế, nhà đầu tư rất quan tâm đến phát ngôn của lãnh đạo doanh nghiệp về giá cổ phiếu và triển vọng trong tương lai. Bởi, các lãnh đạo chính là người hiểu rõ tình hình doanh nghiệp, cũng là đối tượng có nhiều thông tin về ngành cũng như yếu tố tác động đến tình hình kinh doanh. Không ít nhà đầu tư đã tận dụng các kỳ Đại hội cổ đông hay các hoạt động IR để hỏi về vấn đề này.

Thông thường, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ khá thận trọng khi nói về cổ phiếu chính công ty mình bởi mỗi phát ngôn sẽ liên quan đến vấn đề công bố thông tin, hoặc nghiêm trọng hơn nếu không đúng sự thật thì liên quan đến quy định về làm giá chứng khoán. Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam từng không ít lần chứng kiến các lãnh đạo doanh nghiệp mạnh dạn “hô hào” cổ phiếu.

Trường hợp của ông Đỗ Thành Nhân là một ví dụ điển hình, cá nhân này từng có phát ngôn gây sốc về loạt cổ phiếu “họ” Louis. Cụ thể vào sáng ngày 1/9/2021, ông Đỗ Thành Nhân đã đăng lên Facebook cá nhân các chia sẻ về triển vọng giá nhóm cổ phiếu này như “từ đây đến cuối năm BII không được 3X. Mọi người cứ chửi thoải mái”, “Từ đây đến cuối năm: BII không được 3X. TGG không được 4X-5X, APG không được 2X, SMT không được 3X, DDV không được 3X, AGM xuống 3X. Mọi người cứ chửi thoải mái. Ghi lại làm bằng.”

Các chia sẻ này sau đó đã được xóa đi, dù vậy, vẫn được các nhà đầu tư chụp lại và lan truyền trên các nhóm chat đầu tư chứng khoán. Cổ phiếu “họ” Louis vốn đang tăng nóng lại càng gây sốt hơn sau thông tin này. Liên tục tăng trần, các cổ phiếu như TGG, BII, SMT, APG, DDV, AGM,… đều đã tăng bằng lần lên những mức giá khó tin, thậm chí vượt xa dự đoán của ông Nhân chỉ sau khoảng 3 tuần.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tề gang, các cổ phiếu này bất ngờ quay đầu chóng vánh tại đỉnh khi dính nghi án thao túng giá. Dù Louis Capital đã lên tiếng thanh minh sau đó nhưng cũng không thể cứu cho giá cổ phiếu ngừng rơi. Cũng chỉ mất khoảng hơn 1 tháng để các cổ phiếu “họ” Louis đánh mất gần hết thành quả tăng giá trước đó. Bản thân ông Đỗ Thành Nhân sau đó cũng tuyên bố từ bỏ chứng khoán.

Cho đến hiện tại, các cổ phiếu “họ” Louis gần như đã xuống đến gốc cây thông trên đồ thị giá nhưng vẫn đang miệt mài dò đáy với liên tiếp những phiên nằm sàn. Đây có lẽ là cái kết đã được dự báo từ trước khi cổ phiếu bị “bơm thổi” quá đà bởi chính những người điều hành doanh nghiệp.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 1.

Cũng từng “náo loạn” thị trường với mức tăng bằng lần, nhóm cổ phiếu họ Apec gồm API của Đầu tư châu Á – Thái Bình Dương; IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam và APS của Chứng khoán APEC giờ lại đang miệt mài dò đáy dù lãnh đạo rất nhiệt tình hô hào.

Đơn cử như APS, từ một mức giá “trà đá” cổ phiếu này đã tăng hàng chục lần lên đỉnh lịch sử 59.900 đồng/cổ phiếu (phiên 18/11/2021). Cũng chính thời điểm cổ phiếu đang trên đỉnh huy hoàng, ban lãnh đạo công ty đã gây sốc với màn hô hào cổ đông “quyết tâm gồng lãi” trong buổi họp Đại hội cổ đông trước đó ít ngày.

Một lãnh đạo khác của doanh nghiệp khi đó còn tự tin khẳng định: “Hiện tại, chỉ số P/E của cổ phiếu APS là 6,9 lần, trong khi đó P/E trung bình ngành đang ở mức 18 lần. Như vậy, có thể thấy định giá cổ phiếu APS đang rẻ, có thể tăng trưởng 2-2,5 lần trong thời gian tới”.

Trước đó tại Đại hội cổ đông của Apec, lãnh đạo doanh nghiệp cũng từng hùng hồn tuyên bố, định giá cổ phiếu API có thể lên đến 200.000 đồng/cổ phiếu. “Cổ phiếu API thời gian trước như lò xo bị nén đang chờ được bứt phá. Với những tiềm lực sẵn có, mức định giá 200.000 đồng/cổ phiếu cho mã API trong dài hạn không phải là đắt” – ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Apec khẳng định.

Nhà đầu tư đánh đu theo những lời hô hào của lãnh đạo “họ” Apec tại đỉnh đành phải ngậm ngùi nhìn tài khoản “bốc hơi” 50-70% nếu còn “gồng” đến hiện tại. Với làn sóng bán tháo đang càn quét cổ phiếu đầu cơ, đây chưa chắc đã là điểm kết cho chuỗi ngày dò đáy của các cổ phiếu này.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 2.

Khác với ông Đỗ Thành Nhân, một cá nhân khác cũng vướng lao lý do thao túng thị trường chứng khoán là ông Trịnh Văn Quyết lại hiếm khi chia sẻ về cổ phiếu doanh nghiệp mình trên mạng xã hội. Nhưng thay vào đó, cựu Chủ tịch FLC lại rất “chăm chỉ” hứa hẹn trong các kỳ Đại hội cổ đông và sự kiện ra mắt.

Trong quá khứ, ông Trịnh Văn Quyết từng có hơn một lần cam kết sẽ đưa FLC về mệnh giá, nếu không sẽ… xin phá sản. Lần gần đây nhất vào ngày 18/11/2019, tại buổi ra mắt giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu FHH của FLC Homes, ông Quyết liên tiếp tuyên bố gây sốc: “Tôi khẳng định sẽ không để cổ phiếu FLC dưới mệnh giá trong năm 2020. Giá cổ phiếu FLC sẽ gấp nhiều lần mức hiện tại. Không được 10 lần thì ít nhất phải gấp 5 lần, 7 lần, 8 lần”. Hay như “Nếu FLC không về mệnh giá, cổ phiếu của FLC Homes và Bamboo Airways không trên “ba chữ số”, tôi sẽ xin phá sản, thương hiệu FLC vứt đi!”.

Thực tế, cổ phiếu FLC không kịp về lại mệnh giá trong năm 2020 và phải đến tháng gần hết tháng 3/2021 lời hứa của ông Trịnh Văn Quyết mới thành hiện thực. Nhưng không dừng lại ở đó, cổ phiếu này còn tiếp tục leo dốc và có thời điểm đã vượt 24.000 đồng/cổ phiếu trước khi vụ việc bán chui bị phanh phui ngày 10/1/2022.

Cổ phiếu FLC gần như “rơi tự do” và đánh mất thành quả tăng giá của gần 1 năm chỉ trong khoảng nửa tháng ngắn ngủi. Sau một thời gian “sóng yên biển lặng”, cổ phiếu này lại tiếp tục nằm sàn và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 3.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”?

Nhiều cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai hô hào

Vụ việc ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Louis Holdings bị Cơ quan điều tra khởi tố và bắt tạm giam do hành vi “thao túng thị trường chứng khoán” lại một lần nữa gợi lại câu chuyện gây tranh cãi khi lãnh đạo doanh nghiệp công khai bàn về cổ phiếu.

Thực tế, nhà đầu tư rất quan tâm đến phát ngôn của lãnh đạo doanh nghiệp về giá cổ phiếu và triển vọng trong tương lai. Bởi, các lãnh đạo chính là người hiểu rõ tình hình doanh nghiệp, cũng là đối tượng có nhiều thông tin về ngành cũng như yếu tố tác động đến tình hình kinh doanh. Không ít nhà đầu tư đã tận dụng các kỳ Đại hội cổ đông hay các hoạt động IR để hỏi về vấn đề này.

Thông thường, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ khá thận trọng khi nói về cổ phiếu chính công ty mình bởi mỗi phát ngôn sẽ liên quan đến vấn đề công bố thông tin, hoặc nghiêm trọng hơn nếu không đúng sự thật thì liên quan đến quy định về làm giá chứng khoán. Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam từng không ít lần chứng kiến các lãnh đạo doanh nghiệp mạnh dạn “hô hào” cổ phiếu.

Trường hợp của ông Đỗ Thành Nhân là một ví dụ điển hình, cá nhân này từng có phát ngôn gây sốc về loạt cổ phiếu “họ” Louis. Cụ thể vào sáng ngày 1/9/2021, ông Đỗ Thành Nhân đã đăng lên Facebook cá nhân các chia sẻ về triển vọng giá nhóm cổ phiếu này như “từ đây đến cuối năm BII không được 3X. Mọi người cứ chửi thoải mái”, “Từ đây đến cuối năm: BII không được 3X. TGG không được 4X-5X, APG không được 2X, SMT không được 3X, DDV không được 3X, AGM xuống 3X. Mọi người cứ chửi thoải mái. Ghi lại làm bằng.”

Các chia sẻ này sau đó đã được xóa đi, dù vậy, vẫn được các nhà đầu tư chụp lại và lan truyền trên các nhóm chat đầu tư chứng khoán. Cổ phiếu “họ” Louis vốn đang tăng nóng lại càng gây sốt hơn sau thông tin này. Liên tục tăng trần, các cổ phiếu như TGG, BII, SMT, APG, DDV, AGM,… đều đã tăng bằng lần lên những mức giá khó tin, thậm chí vượt xa dự đoán của ông Nhân chỉ sau khoảng 3 tuần.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tề gang, các cổ phiếu này bất ngờ quay đầu chóng vánh tại đỉnh khi dính nghi án thao túng giá. Dù Louis Capital đã lên tiếng thanh minh sau đó nhưng cũng không thể cứu cho giá cổ phiếu ngừng rơi. Cũng chỉ mất khoảng hơn 1 tháng để các cổ phiếu “họ” Louis đánh mất gần hết thành quả tăng giá trước đó. Bản thân ông Đỗ Thành Nhân sau đó cũng tuyên bố từ bỏ chứng khoán.

Cho đến hiện tại, các cổ phiếu “họ” Louis gần như đã xuống đến gốc cây thông trên đồ thị giá nhưng vẫn đang miệt mài dò đáy với liên tiếp những phiên nằm sàn. Đây có lẽ là cái kết đã được dự báo từ trước khi cổ phiếu bị “bơm thổi” quá đà bởi chính những người điều hành doanh nghiệp.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 1.

Cổ phiếu “họ” Louis ở gốc “cây thông”

Cũng từng “náo loạn” thị trường với mức tăng bằng lần, nhóm cổ phiếu họ Apec gồm API của Đầu tư châu Á – Thái Bình Dương; IDJ của Đầu tư IDJ Việt Nam và APS của Chứng khoán APEC giờ lại đang miệt mài dò đáy dù lãnh đạo rất nhiệt tình hô hào.

Đơn cử như APS, từ một mức giá “trà đá” cổ phiếu này đã tăng hàng chục lần lên đỉnh lịch sử 59.900 đồng/cổ phiếu (phiên 18/11/2021). Cũng chính thời điểm cổ phiếu đang trên đỉnh huy hoàng, ban lãnh đạo công ty đã gây sốc với màn hô hào cổ đông “quyết tâm gồng lãi” trong buổi họp Đại hội cổ đông trước đó ít ngày.

Một lãnh đạo khác của doanh nghiệp khi đó còn tự tin khẳng định: “Hiện tại, chỉ số P/E của cổ phiếu APS là 6,9 lần, trong khi đó P/E trung bình ngành đang ở mức 18 lần. Như vậy, có thể thấy định giá cổ phiếu APS đang rẻ, có thể tăng trưởng 2-2,5 lần trong thời gian tới”.

Trước đó tại Đại hội cổ đông của Apec, lãnh đạo doanh nghiệp cũng từng hùng hồn tuyên bố, định giá cổ phiếu API có thể lên đến 200.000 đồng/cổ phiếu. “Cổ phiếu API thời gian trước như lò xo bị nén đang chờ được bứt phá. Với những tiềm lực sẵn có, mức định giá 200.000 đồng/cổ phiếu cho mã API trong dài hạn không phải là đắt” – ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Apec khẳng định.

Nhà đầu tư đánh đu theo những lời hô hào của lãnh đạo “họ” Apec tại đỉnh đành phải ngậm ngùi nhìn tài khoản “bốc hơi” 50-70% nếu còn “gồng” đến hiện tại. Với làn sóng bán tháo đang càn quét cổ phiếu đầu cơ, đây chưa chắc đã là điểm kết cho chuỗi ngày dò đáy của các cổ phiếu này.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 2.

Nhà đầu tư có còn lãi để “gồng” với “họ” Apec?

Khác với ông Đỗ Thành Nhân, một cá nhân khác cũng vướng lao lý do thao túng thị trường chứng khoán là ông Trịnh Văn Quyết lại hiếm khi chia sẻ về cổ phiếu doanh nghiệp mình trên mạng xã hội. Nhưng thay vào đó, cựu Chủ tịch FLC lại rất “chăm chỉ” hứa hẹn trong các kỳ Đại hội cổ đông và sự kiện ra mắt.

Trong quá khứ, ông Trịnh Văn Quyết từng có hơn một lần cam kết sẽ đưa FLC về mệnh giá, nếu không sẽ… xin phá sản. Lần gần đây nhất vào ngày 18/11/2019, tại buổi ra mắt giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu FHH của FLC Homes, ông Quyết liên tiếp tuyên bố gây sốc: “Tôi khẳng định sẽ không để cổ phiếu FLC dưới mệnh giá trong năm 2020. Giá cổ phiếu FLC sẽ gấp nhiều lần mức hiện tại. Không được 10 lần thì ít nhất phải gấp 5 lần, 7 lần, 8 lần”. Hay như “Nếu FLC không về mệnh giá, cổ phiếu của FLC Homes và Bamboo Airways không trên “ba chữ số”, tôi sẽ xin phá sản, thương hiệu FLC vứt đi!”.

Thực tế, cổ phiếu FLC không kịp về lại mệnh giá trong năm 2020 và phải đến tháng gần hết tháng 3/2021 lời hứa của ông Trịnh Văn Quyết mới thành hiện thực. Nhưng không dừng lại ở đó, cổ phiếu này còn tiếp tục leo dốc và có thời điểm đã vượt 24.000 đồng/cổ phiếu trước khi vụ việc bán chui bị phanh phui ngày 10/1/2022.

Cổ phiếu FLC gần như “rơi tự do” và đánh mất thành quả tăng giá của gần 1 năm chỉ trong khoảng nửa tháng ngắn ngủi. Sau một thời gian “sóng yên biển lặng”, cổ phiếu này lại tiếp tục nằm sàn và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cái kết nào cho các cổ phiếu từng được lãnh đạo doanh nghiệp công khai “hô hào”? - Ảnh 3.

Cổ phiếu FLC “rơi tự do”

Một lời hứa khác cũng kéo dài hàng năm trời là của ông Đặng Thành Tâm Chủ tịch Đô thị Kinh Bắc (KBC) và là một trong những người sáng lập Tân Tạo (ITA). Còn nhớ tại kỳ họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2017 của Tân Tạo, ông Tâm từng xuất hiện với tư cách chủ tọa thay chị gái là bà Đặng Thị Hoàng Yến và khẳng định “chắc nịch” rằng cổ phiếu ITA sẽ về mệnh giá trong năm.

Song, thực tế phải đến tận những ngày đầu tháng 11/2021, ITA mới về mệnh giá như tuyên bố của ông Tâm. Không dừng lại, cổ phiếu này còn leo lên đỉnh gần 19.000 đồng/cổ phiếu trước khi quay đầu giảm mạnh. Dù chưa mất mát nhiều từ đỉnh như những cái tên kể trên nhưng ITA cũng bắt đầu có dấu hiệu “đi cầu trượt” với độ dốc ngày càng lớn.

Ném chuột phải giữ lấy bình

Có đủ lý do, như sức ép lạm phát. Nhưng nhiều ý kiến thiên về lo lắng của nhà đầu tư chưa hình dung hết hệ lụy có thể xảy ra khi cơ quan quản lý chấn chỉnh sai phạm dạng như FLC và hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang có vấn đề, nổi cộm là vụ Tân Hoàng Minh. Vì vậy, việc chấn chỉnh thị trường TPDN cần phải làm ngay, triệt để nhưng cũng không thể để vết thương này như là điểm yếu mãi gây nóng lạnh cho thị trường chứng khoán. Xoa dịu nỗi đau này là việc mà Bộ Tài chính cần phải làm ngay, làm nhiều hơn, bằng nhiều giải pháp chứ không thể trấn an là đủ.

Bài học từ vụ thao túng chứng khoán, TPDN đang chà xát tâm lý nhà đầu tư cho thấy Bộ Tài chính có vẻ chưa chắc tay trong việc thiết kế luật lệ và tổ chức sân chơi. Để khi xảy ra chuyện, thị trường TPDN có dấu hiệu phát triển nóng, bị lạm dụng, Bộ Tài chính mới khuyến cáo nhà đầu tư phải cẩn trọng. Thật ra, việc khuyến cáo chỉ là chữa cháy. Lẽ ra, với trách nhiệm tổ chức “chợ”, Bộ Tài chính phải tham mưu cũng như thiết kế các quy định, quy tắc chuẩn để hoạt động phát hành trái phiếu đi vào quy củ, không có chuyện sân sau, lạm dụng. Nếu có lạm dụng, phải ngăn ngừa ngay. Tiếc rằng, nhà tổ chức thị trường chưa làm tốt vai trò này, vì thế thị trường mới sinh ra lắm “chuột”.

Tuy vậy, ném chuột phải giữ lấy bình để tránh hệ lụy không tốt. Chứng khoán cứ đỏ sàn, lo cho nhà đầu tư một, lo cho nền kinh tế mười. Khó khăn trên thị trường chứng khoán, đến lúc nào đó cũng sẽ phản ánh vào nền kinh tế, cả trước mắt lẫn lâu dài, sẽ là “hại đơn, hại kép”. Hại gì?

Hàng triệu người dân vừa mở tài khoản để tham gia thị trường chứng khoán sẽ đụng phải gáo nước lạnh mà lẽ ra họ không đáng phải chịu nếu nhà quản lý tổ chức tốt thị trường. Nhiều lời ta thán sẽ rời thị trường là điều phải suy nghĩ. Tham gia thị trường chứng khoán lỗ nhiều hơn lãi, lấy đâu thu nhập để chi tiêu, mua sắm? Mà sức mua yếu, làm sao có động lực cho tăng trưởng, cho doanh nghiệp bán được hàng.

Đó là phải sớm lấy lại hình ảnh thân thiện của TPDN dưới mắt người dân để đưa trái phiếu trở thành kênh huy động vốn chủ lực cho doanh nghiệp, thay vì chỉ chăm bẵm vào tín dụng ngân hàng. Thị trường trái phiếu èo uột, người dân hiểu méo mó về TPDN, doanh nghiệp lấy đâu ra vốn để làm ăn, phát triển kinh tế. Để xảy ra chuyện, phải chấn chỉnh thị trường TPDN là điểm trừ cho cơ quan quản lý thị trường.

Và thử hình dung, đất nước đang cần nhiều hoạt động kinh tế để tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, tăng trưởng GDP phải đi lên bằng nhiều mũi giáp công nhưng nay chỉ có mũi giáp công chính là đầu tư công. Trong khi phải nhiều cây chụm lại mới thành hòn núi cao, đóng góp lớn phải là hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cổ phần. Thị trường vốn u ám, chỉ toàn sắc đỏ, làm sao doanh nghiệp gọi được vốn để làm ăn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế… Vì vậy phải nhanh tay đuổi “chuột” ra khỏi thị trường chứng khoán nhưng cũng khẩn trương ổn định tâm lý nhà đầu tư, đừng để họ thất vọng, khoanh tay nhìn, thậm chí rời đi.

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại các ngân hàng nào?

Nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng

Traderthongminh.com – Đi đôi với các quyền hạn thì hiển nhiên cũng cần phải có nghĩa vụ khi thực hiện bảo lãnh đối ứng. Cụ thể xin gửi chi tiết đến bạn đọc như sau:

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại các ngân hàng nào?

  • Bên bảo lãnh đối ứng cần phải thực hiện đúng và đủ về nghĩa vụ của mình.
  • Có nhiệm vụ phải cung cấp chính xác tất cả các thông tin về vấn đề thẩm quyền phát hành để đảm bảo an toàn cũng như tính cam kết cho các bên liên quan.
  • Sau khi nhận được yêu cầu tại cam kết bảo lãnh thì cần phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Yêu cầu này phải phù hợp với quy định của pháp luật và Nhà nước.
  • Khi thanh lý thỏa thuận bảo lãnh thì cần phải trả lại nguyên vẹn tất cả các giấy tờ có liên quan cũng như các tài sản đảm bảo.
  • Pháp luật đã quy định rõ là cần phải thực hiện việc lưu giữ hồ sơ bảo lãnh.
  • Sau khi nhận được văn bản khiếu nại để từ chối việc thực hiện nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh thì thời hạn để trả lời tối đa là 10 ngày.
  • Có nghĩa vụ cần phải hỗ trợ bên nhận bảo lãnh kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.
  • Bên cạnh đó nếu như xuất hiện thêm bất cứ yêu cầu nào trên thỏa thuận trước đó thì cũng cần phải thực hiện. Tất cả những yêu cầu này đều phải phù hợp và tuân thủ với quy định của pháp luật.

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng

Phần lớn các ngân hàng ở Việt Nam hiện tại thì đều cung cấp dịch vụ bảo lãnh đối ứng. Ngay sau đây chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài ngân hàng uy tín mà bạn có thể tham khảo để sử dụng dịch vụ này nhé:

Tham khảo thêm:

Ngân hàng BIDV:

Nếu như bạn là một khách hàng đặt vấn đề an toàn và tránh rủi ro lên hàng đầu thì BIDV chính là một sự lựa chọn hoàn hảo. Hình thức bảo lãnh đối ứng của ngân hàng này hoạt động dựa trên cam kết bằng văn bản với bên trung gian do đích thân bên nhận bảo lãnh chỉ định.

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại các ngân hàng nào?

BIDV đã không còn là cái tên xa lạ với nhiều người từ lâu nên chắc chắn độ uy tín của ngân hàng này không có gì phải bàn cãi. Ngân hàng BIDV chính là đơn vị sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh.

Đương nhiên việc này chỉ xảy ra khi bên được bảo lãnh đã được đáp ứng đầy đủ tất cả các nghĩa vụ tài chính từ phía bên bảo lãnh. Các khách hàng cũng cần lưu ý ngân hàng hỗ trợ tất cả các tổ chức cả trong và ngoài nước dưới hình thức phát hành là bảo lãnh giấy.

Ngân hàng Agribank:

Nếu như bạn là khách hàng thích sự đa dạng về mục đích cũng như các thỏa thuận khi bảo lãnh đối ứng thì hãy lựa chọn ngay Agribank. Khi đến với ngân hàng này thì bạn sẽ được lựa chọn thời gian bảo lãnh đa dạng cũng như các quy định trả phí linh hoạt.

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại các ngân hàng nào?

Khác với BIDV thì dịch vụ cam kết của Agribank sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh khi bên được bảo lãnh yêu cầu bên bảo lãnh phải trả thay cho họ. Bên được bảo lãnh ở đây đương nhiên là khách hàng của ngân hàng và bên bảo lãnh đối ứng sẽ là ngân hàng Agribank.

Agribank sẽ hỗ trợ tất cả các ngân hàng trong và ngoài nước và loại tiền được sử dụng có thể là VND cũng như các ngoại tệ khác.

Ngân hàng Vietcombank

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại các ngân hàng nào?

Vietcombank là một trong những ngân hàng nội địa lớn nhất hiện nay và hiển nhiên độ uy tín cũng tăng lên theo từng ngày. Vietcombank cung cấp dịch vụ cho khách hàng bằng cách phát hành bảo lãnh cho bên bảo lãnh.

Cụ thể bên bảo lãnh ở đây có thể là một ngân hàng khác. Bên bảo lãnh sẽ nhận được yêu cầu từ phía Vietcombank về vấn đề phát hành bảo lãnh cho doanh nghiệp đối với bên nhận bảo lãnh.

Vietcombank chỉ có nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh khi bên bảo lãnh đã trả thay đầy đủ và đúng với quy định của pháp luật cho bên doanh nghiệp với bên nhận bảo lãnh.

Ngân hàng Sacombank

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại các ngân hàng nào?

Sacombank cũng là một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh đối ứng có mức phí phải chăng, cùng những lợi ích vô cùng hấp dẫn. Đây cũng là một sự lựa chọn thích hợp cho những doanh nghiệp có nhu cầu.

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng của ngân hàng Sacombank sẽ phát hành một loại bảo lãnh cho đơn vị/ngân hàng khác (bên bảo lãnh). Trong đó, doanh nghiệp có thể yêu cầu bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ trả thay cho bên nhận bảo lãnh.

Giải thích về khái niệm bảo lãnh đối ứng là gì?

Tradersthongminh.com – Đối với những người đang làm trong lĩnh vực ngân hàng thì có lẽ khái niệm bảo lãnh đối ứng không còn quá xa lạ đối với họ. Tuy nhiên với những người ngoài ngành thì đây vẫn sẽ là một định nghĩa mới mẻ.

Vậy Bảo lãnh đối ứng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Bảo lãnh đối ứng là gì?

Khái niệm bảo lãnh đối ứng được đưa ra dựa trên Thông tư số 07/2015/TT-NHNN trong Quy định về Bảo lãnh ngân hàng: “Bảo lãnh đối ứng là một loại hình về bảo lãnh ngân hàng. Hình thức này hoạt động dựa trên bản hợp đồng giữa hai bên là bên bảo lãnh đối ứng và bên bảo lãnh.

Giải thích về khái niệm bảo lãnh đối ứng là gì?

Tham khảo thêm:

Theo như đó thì bên bảo lãnh đối ứng sẽ phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh. Ngược lại bên bảo lãnh cũng sẽ phải cam kết về nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh.

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn như sau: Thực chất bảo lãnh đối ứng giống như một cam kết về vấn đề tài chính giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Hình thức bảo lãnh này xuất hiện do hai bên đã không còn sự tin tưởng lẫn nhau và họ cần một tổ chức trung gian có uy tín đứng ra để giải quyết vấn đề này.

Tổ chức trung gian này thường là các ngân hàng, ngân hàng sẽ quản lý số tiền của bên được bảo lãnh và trả cho bên bảo lãnh.

Bảo lãnh đối ứng còn có thể được xem là một hình thức cung cấp bảo lãnh cho khoản nợ của hai hoặc nhiều đơn vị/công ty liên quan, nhằm thúc đẩy thực hiện các cam kết. Đây cũng là hình thức giúp hạn chế rủi ro của người cho vay và siết chặt thỏa thuận đối với người đi vay.

Mục đích của bảo lãnh đối ứng

Nhiều người thường lầm tưởng rằng hình thức bảo lãnh đối ứng sẽ không quá phổ biến nhưng thực chất hiện nay lại rất thịnh hành. Mục đích của hình thức bảo lãnh này bài có thể liệt kê một số những điểm nổi bật như sau:

  • Bảo lãnh đối ứng có thể để xem như một công cụ để đảm bảo an toàn cho các bên liên quan, bắt buộc các bên đều phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
  • Là một phần không thể thiếu dành cho các hợp đồng tài chính quốc tế. Hình thức này sẽ giảm thiểu tối đa các nguy cơ có thể xảy ra liên quan đến kinh tế và chính trị. Trường hợp này đặc biệt càng hữu dụng hơn khi bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức có trụ sở ở nước ngoài.
  • Ngoài ra đối với những hợp đồng quốc tế thì hiển nhiên vấn đề liên quan đến thẩm quyền của nước ngoài cũng sẽ bớt phức tạp hơn và loại bỏ được nhiều rủi ro.
  • Những trường hợp như hai bên không thực hiện đúng các nghĩa vụ hay bên được bảo lãnh không nhận được tiền trả nợ,…. hầu như rất khó xảy ra.

Các trường hợp bảo lãnh đối ứng

Khách hàng được đa dạng hóa sự lựa chọn của mình để phù hợp với ngân sách cũng như nhu cầu. Mỗi ngân hàng đều sẽ có những hình thức bảo lãnh đối ứng khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những quy định mà dù cho bạn lựa chọn Ngân hàng nào cũng đều phải tuân thủ:

Giải thích về khái niệm bảo lãnh đối ứng là gì?

  • Trước hết bên được bảo lãnh phải gửi văn bản yêu cầu cho bên bảo lãnh và bên bảo lãnh phải ngay lập tức thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình. Thời hạn kéo dài cho vấn đề này sẽ diễn ra trong vòng 5 ngày.
  • Chỉ khi cam kết giữa hai bên còn hiệu lực thì việc yêu cầu bên bảo lãnh tiến hành nghĩa vụ của mình mới còn giá trị.
  • Sau khi bên bảo lãnh hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính cần thiết thì bên bảo lãnh đối ứng cũng sẽ nhận được yêu cầu. Và hiển nhiên bên bảo lãnh đối ứng phải thực hiện đầy đủ tất cả các cam kết.

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh đối ứng gồm những gì?

Theo như Nhà nước đã quy định về Bảo lãnh ngân hàng thì trong Khoản 1 Điều 13 Thông tư 07/2015/TT-NHNN về quy định hồ sơ đề nghị bảo lãnh, hồ sơ đề nghị bảo lãnh đối ứng sẽ bao gồm những tài liệu sau:

  • Văn bản để đề nghị bảo lãnh
  • Giấy tờ của bên được bảo lãnh
  • Giấy tờ liên quan đến khách hàng
  • Các tài liệu và giấy tờ về biện pháp bảo đảm
  • Các giấy tờ về các bên liên quan khác nếu có

Giải đáp: Gửi tiết kiệm 10 triệu đồng thì sẽ lãi bao nhiêu?

Traderthongminh.com – Gửi tiết kiệm luôn được xem là một hình thức đang được đa số người dân Việt Nam áp dụng khi có một khoản tiền nhàn rỗi riêng của mình. Bạn đang có khoảng 10 triệu đồng và không biết gửi 10 triệu lãi bao nhiêu một tháng?

Vậy thì chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây và mách bạn một số mẹo gửi tiết kiệm hiệu quả.

Cách tính lãi suất ngân hàng

Để biết được gửi ngân hàng 10 triệu mỗi tháng lãi bao nhiêu thì khách hàng cần biết được cách tính lãi suất ngân hàng như thế nào. Ta có công thức tính lãi suất như sau:

Công thức chung tính tiền lãi

Công thức chung tính tiền lãi sau đây sẽ giúp bạn có thể dễ dàng tính được gửi tiết kiệm 10 triệu lãi bao nhiêu:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x Số tháng gửi/12

Công thức tính lãi suất ngân hàng mỗi tháng

Dựa theo công thức chung tính tiền lãi thì ta có công thức tính lãi suất ngân hàng mỗi tháng như sau:

Số tiền lãi hàng tháng = Số tiền gửi x Lãi suất (%/năm)/12

Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lãi

Lãi suất ngân hàng thường xuyên thay đổi chứ không cố định ở một mức. Vậy có những yếu tố ảnh hưởng đến tiền lãi ngân hàng?

Giải đáp: Gửi tiết kiệm 10 triệu đồng thì sẽ lãi bao nhiêu?

Cung cầu tiền tệ

Lãi suất là giá cả sử dụng vốn, bởi vậy bất kỳ sự thay đổi cung hoặc cầu tiền tệ nào ở trên thị trường nếu như không cùng một tỷ lệ thì sẽ làm ảnh hưởng đến lãi suất. Mức biến động của lãi suất còn phụ thuộc vào quy định của ngân hàng trung ương và chính phủ.

Để đạt được mục tiêu và chiến lược từng thời kỳ như thay đổi cơ cấu vốn, tập trung vốn cho những dự án trọng điểm thì có thể tác động vào cung và cầu trên thị trường. Còn nếu muốn lãi suất ổn định thì thị trường vốn cũng cần đảm bảo ổn định.

Mối quan hệ giữa lãi suất và cung cầu tiền tệ được quy định như sau: Nếu như mức cung tăng so với cầu tiền tệ thì lãi suất sẽ giảm, ngược lại nếu mức cung giảm so với cầu tiền tệ thì lãi suất tăng.

Lạm phát 

Khi lạm phát tăng thì chi phí thực của việc vay tiền sẽ giảm, từ đó kích thích nhu cầu đi vay cao hơn là cho vay. Khi đó lãi suất ngân hàng sẽ có xu hướng tăng lên. Sở dĩ có điều này là dựa trên mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực.

Để lãi suất thực không đổi khi lạm phát tăng thì lãi suất danh nghĩa cũng sẽ phải tăng lên tương ứng. Ngoài ra, khi người dân khi dự đoán được lạm phát tăng sẽ dự trữ hàng hóa, vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài làm giảm cung quỹ cho vay và tạo áp lực làm tăng lãi suất.

Tóm lại khi lạm phát tăng thì lãi suất cũng tăng. Có thể thấy rằng việc khắc phục tâm lý lạm phát để ổn định lãi suất và thị trường, phát triển kinh tế là vô cùng quan trọng.

Ổn định nền kinh tế

Khi nền kinh tế phát triển ổn định thì đời sống người dân cũng ổn định, dẫn đến của cải vật chất tăng. Khi đó người dân sẽ nghĩ đến việc gửi tiết kiệm để lấy lãi hoặc mang tiền đi đầu tư. Từ đó dẫn đến cung tiền vay tăng và lãi suất sẽ có xu hướng giảm.

Khi nền kinh tế phát triển mạnh thì nhiều doanh nghiệp sẽ có nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh. Dẫn đến cầu tiền tệ tăng và kéo theo lãi suất cũng tăng.

Các chính sách của Nhà nước

Chính sách tài chính 

Gồm có chi tiêu của Chính phủ và thuế khóa. Trong đó chi tiêu của chính phủ ảnh hưởng rất nhiều đến tổng mức chi tiêu. Nếu Nhà nước thực hiện chính sách tài chính bành trướng (tăng chi tiêu và giảm thuế) thì sẽ làm cho thị trường tiền tệ và hàng hóa mất thăng bằng, làm ảnh hưởng đến lãi suất.

Chi tiêu Chính phủ tăng làm tổng cầu tăng, khi Chính phủ giảm thuế thì chi tiêu và tiêu dùng cũng sẽ tăng lên. Tổng sản phẩm tăng làm cầu tiền tệ cũng tăng và dẫn đến lãi suất tăng. Ngoài ra việc đánh thuế vào thu nhập từ đầu tư giảm làm cho các ngành tăng đầu tư và tổng sản phẩm tiềm năng tăng, tăng cầu tiền tệ và lãi suất cũng tăng.

Tham khảo thêm:

Chính sách tiền tệ

Ngân hàng trung ương là ngân hàng thực hiện chỉ huy toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia. Ngân hàng trung ương có thể thực hiện điều tiết hoạt động của nền kinh tế vĩ mô bằng công cụ lãi suất, bằng cách: quy định lãi suất thị trường, thực hiện chính sách thị trường mở, lãi suất tái chiết khấu, tăng hay giảm mức dự trữ bắt buộc….

Chính sách thu nhập

Là chính sách về tiền lương và giá cả. Nếu như giá cả giảm nhưng cung tiền tệ không đổi, giá trị của đơn vị tiền tệ theo mức giá trị thực tế sẽ tăng, bởi nó có thể dùng để mua nhiều loại hàng hóa và dịch vụ hơn. Như vậy cũng như ảnh hưởng của một sự tăng lên trong cung tiền tệ khi mức giá được giữ cố định, làm cho lãi suất giảm.

Ngược lại một mức giá cao hơn sẽ làm giảm cung tiền tệ theo như giá trị thực tế và làm tăng lãi suất. Như vậy sự thay đổi về chính sách giá cả sẽ làm thay đổi lãi suất. Tiền lương là một trong những yếu tố hình thành chi phí. Tiền lương tăng sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng, dẫn đến giảm lợi nhuận và giảm nhu cầu đầu tư, giảm cầu tiền tệ và lãi suất giảm.

Chính sách tỷ giá

Tỷ giá là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa và sản xuất kinh doanh của một đất nước. Tỷ giá tăng làm giá hàng nhập khẩu cũng tăng, dẫn đến tăng chi phí đầu vào và giá hàng hóa trong nước tăng lên. Từ đó nhu cầu đầu tư cũng giảm, giảm cầu tiền tệ và lãi suất giảm. Bên cạnh đó khi tỷ giá ngoại tệ tăng thì lượng tiền cần cung ứng để chuyển đổi cũng tăng, làm giảm lãi suất.

Khi tiền trong nước bị sụt giá, Ngân hàng trung ương sẽ áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Tức là sẽ giảm bớt cung tiền tệ, tăng lãi suất để đồng tiền vững mạnh hơn.

Gửi 10 triệu lãi bao nhiêu mỗi tháng?

Tùy theo từng thời điểm và ngân hàng mà bạn lựa chọn mà 10 triệu gửi ngân hàng lãi bao nhiêu sẽ có kết quả khác nhau. Sau khi biết mức lãi suất của ngân hàng gửi tiền thì bạn chỉ cần áp dụng theo công thức đã chia sẻ ở phần đầu.

Ví dụ: Bạn có khoản tiền gửi tiết kiệm là 10 triệu đồng, lãi suất 6.5%/năm với kỳ hạn là 3 tháng. Khi đó:

Số tiền lãi hàng tháng = 10.000.000 x 6.5%/12 = 54.167 VND/tháng.

Số tiền lãi khi kết thúc kỳ hạn =  10.000.000 x 6.5%x 3/12 = 162.500 VND/tháng.

Cách gửi tiết kiệm có lợi nhất

Bạn đang có một khoản tiền nhàn rỗi và không biết nên gửi tiết kiệm như thế nào để sinh lợi tốt nhất? Sau đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn có thể tiết kiệm an toàn và có lợi nhất mà không lo bị mất khoản lãi khi cần tiền gấp:

Không nên gửi tiền vào một chỗ

Bất cứ thứ gì ở trên đời đều có thể xảy ra rủi ro, bởi vậy không nên “bỏ hết trứng vào một rỏ”. Tốt nhất bạn nên chia khoản tiền đang có ra để gửi vào một vài ngân hàng khác nhau.

Chọn hạn mức gửi tiền phù hợp

Mỗi ngân hàng đều có nhiều kỳ hạn tiền gửi khác nhau từ 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng đến vài năm. Thông thường thời gian gửi tiết kiệm càng dài thì lãi suất sẽ càng cao.

Thế nhưng nếu bạn gửi hết tiền vào hạn mức dài hạn thì khi có việc cần gấp sẽ phải rút trước hạn và số tiền lãi nhận được khi này sẽ theo mức lãi suất không kỳ hạn rất ít. Do đó tốt nhất nên chia thành nhiều sổ với các mức kỳ hạn khác nhau.

Chọn sản phẩm tiết kiệm tối ưu

Nếu như bạn có khoản tiền tiết kiệm lớn thì nên gửi theo hình thức tiết kiệm bậc thang để hưởng mức lãi suất cao nhất. Còn nếu bạn có khoản tiền tiết kiệm nhỏ nhưng phát sinh đều đặn thì nên chọn tiết kiệm gửi góp và tích lũy dần.

Tùy theo từng ngân hàng mà bạn có thể chọn mức lãi suất thả nổi hoặc cố định. Lãi suất thả nổi sẽ tăng giảm tùy theo lãi suất thị trường còn lãi suất cố định thì sẽ giữ nguyên trong kỳ. Nếu như bạn có cái nhìn và dự đoán lãi suất có khả năng tăng thì nên chọn lãi suất thả nổi, còn nếu bạn thích sự an toàn thì nên chọn lãi suất cố định.

Cân nhắc các tiện ích của ngân hàng

Trước khi mở sổ tiết kiệm bạn nên tham khảo kỹ những tiện ích và dịch vụ kèm theo của ngân hàng đó để kiểm soát khoản tiết kiệm một cách tiện lợi nhất. Một số vấn đề cần quan tâm như: Lãi suất ngân hàng áp dụng như thế nào? Có sản phẩm tiết kiệm online không? Trong trường hợp bạn cần tất toán khoản tiết kiệm trước kỳ hạn thì ngân hàng có giải pháp nào để tối đa hoá lãi suất bạn sẽ nhận được hay không?

Hướng dẫn cách vay margin TCBS, VNDirect, VPS

Điều kiện vay margin TCBS, VNDirect, VPS

Hướng dẫn cách vay margin TCBS, VNDirect, VPS

Traderthongminh.com – Để được duyệt vay margin tại các công ty TCBS, VNDirect, VPS, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Khách hàng cần đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch chứng khoán ký quỹ, quy định về vay và nhận TSĐB của công ty chứng khoán trong từng thời điểm.
  • Không thuộc các trường hợp chấm dứt, thu hồi nợ trước hạn theo quy định
  • Có thu nhập và khả năng tài chính, đảm bảo trả nợ vay thuộc hạn mức đúng hạn
  • Chứng khoán khách hàng mua cần nằm trong danh mục ký quỹ và trong hạn mức của công ty chứng khoán
  • Chỉ được đặt lệnh với giá trị nhỏ hơn hoặc bằng BP đã được xác định tại thời điểm đặt lệnh đối với từng mã chứng khoán.

Thủ tục vay margin TCBS, VNDirect, VPS

Thủ tục vay margin tại các công ty chứng khoán như sau:

  • Hợp đồng margin ký quỹ ( mẫu theo quy định của công ty chứng khoán)
  • Tài khoản chứng khoán
  • Đơn xin xác thực chữ ký tại cơ quan phường xã ( hoặc có thể xác nhận chữ ký online)
  • Giấy tờ tuy thân như CMND, CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

Hướng dẫn cách vay margin TCBS, VNDirect, VPS

Hướng dẫn cách vay margin TCBS, VNDirect, VPS

Tham khảo thêm:

Vay margin TCBS

Thông tin cơ bản

  • Lãi suất vay margin: 9,9%/năm
  • Tổng giá trị gói vay: 300 tỷ đồng
  • Thời hạn hưởng lãi suất ưu đãi tối đa lên 6 tháng
  • Phí giao dịch 0,15%
  • Đa dạng phiên bản hệ thống đầu tư trực tuyến TCInvest.

Cách đăng ký

Bước 1: Mở tài khoản TCBS tại https://tcinvest.tcbs.com.vn

Bước 2: Truy cập ứng dụng Tcinvest => Tại trang chủ chọn “ Chuyển khoản cổ phiếu”

Chuyển tiền/cổ phiếu vào tiểu khoản Ký Quỹ để tăng sức mua và tài sản đảm bảo

Bước 3: Tại thẻ Đặt lệnh cổ phiếu => Chọn Tiểu khoản Ký quỹ

Bước 4: Quay lại trang chủ và chọn vay ký quỹ CK

Tại đây khách hàng có thể xem thông tin gia hạn hoặc nâng hạn mức vay ký quỹ

Sau khi đặt lệnh ký quỹ, hệ thống sẽ bắt đầu tính lãi suất khoản vay theo lãi suất từng thời kỳ quy định theo công ty TCBS.

Lãi suất

  • Khách hàng phổ thông: 11,5%/năm
  • Khách hàng tham gia chương trinhg iWWealthy Pro: 9,9%/năm

Vay margin VNDirect

Thông tin cơ bản

  • Thời gian đáo hạn: 90 ngày
  • Lãi suất cho vay: 12,5%/năm thay đổi theo từng thời kỳ
  • Lãi suất quá hạn: 150% LSTH
  • Hạn mức 10 tỷ và tăng dần
  • Tỷ lệ cho vay 10 – 50%

Cách đăng ký

Bước 1: Tuy cập địa chỉ https://myaccount.vndirect.com.vn

Bước 2: Đăng nhập tài khoản đã đăng ký với VNDirect

Bước 3: Đăng ký margin online

  • Chọn sản phẩm dịch vụ
  • Lựa chọn sản phẩm tài chính
  • Chọn số tài khoản
  • Đọc và xác nhận điều khoản đăng ký
  • Xác nhận OTP và hệ thống tự cài đặt giao dịch margin
  • Gửi yêu cầu đăng ký

Bước 4: Hệ thống sẽ tự động gửi hợp đồng margin về mail bạn đã đăng ký, sau đó in hợp đồng và gửi đến VNDirect trong vòng 7 ngày

Lãi suất

  • 12,5%/năm thay đổi theo từng thời kỳ
  • Tỷ lệ cho vay từ 10 – 50%

Vay margin VPS

Thông tin cơ bản

  • Thời hạn cho vay tối đa 90 ngày
  • Lãi suất cho vay linh động từ 9,8% – 14%/năm
  • Lãi suất quá hạn:150% LSTH
  • Tỷ lệ ký quỹ duy trì: 35%

Cách đăng ký

  • Bước 1: Truy cập vào tài khoản VPS trên SmartOne https://smartone.vps.com.vn/
  • Bước 2: Trên danh mục chọn phần màu xanh ở góc phải màn hình. Chọn tiểu khoản đuôi số 6
  • Bước 3: Nộp tiền vào tiểu khoản đuổi số 6 và xác nhận để tiền nổi trên tiểu khoản
  • Bước 4: Sau khi tiền đã nộp vào tiểu khoản đuôi số 6, chọn mua cổ phiếu với tỷ lệ ký quỹ 30% và bắt đầu giao dịch

Lãi suất

Đối với khách hàng cũ 14%/năm
Khách hàng mở tài khoản từ 24/01/2019, dư nợ trong tháng < 1 tỷ 9,8%/năm
Khách hàng mở tài khoản dư nợ tính lãi hằng ngày trong tháng > 1 tỷ 14%/năm

Kết luận

Như vậy, hoạt động vay margin vừa đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư nhưng cũng đi kèm nhiều rủi ro không đáng có. Những yếu tố như lãi suất, thời hạn,… có thể ảnh hưởng đến biên độ lợi nhuận của người chơi . Các nhà đầu tư phải thật khôn khéo mới có thể sử dụng chúng làm công cụ đòn bẩy tài chính hiệu quả!

Vay Margin là gì? Khi nào nên/không nên sử dụng margin?

Traderthongminh.com – Margin được hiểu là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc đối với giới đầu tư về tài chính. Không thể nào phủ nhận được vai trò của công cụ margin khi nó hỗ trợ cho người chơi thu về mức lợi nhuận cao nhất. Mỗi ngày, số lượng người sử dụng hình thức vay margin để đầu tư chứng khoán đang tăng đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thì hình thức vay này cũng đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và hạn chế mà các nhà đầu tư phải chú trọng.

Vậy vay Margin là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Vay Margin là gì?

Margin (hay vay margin) là 1 thuật ngữ thông dụng trong đầu tư chứng khoán, vay margin hay còn được biết đến là hoạt động giao dịch ký quỹ hay đòn bẩy tài chính. Nếu các nhà đầu tư muốn mua thêm cổ phiếu các loại nhưng không có đủ nguồn vốn huy động thì vay margin sẽ là công cụ hỗ trợ người chơi lúc này. Họ sẽ sử dụng các khoản vay tài chính do công ty chứng khoán cung cấp để thực hiện mục đích.

Vay Margin là gì? Khi nào nên/không nên sử dụng margin?

Yêu cầu để khách hàng đủ điều kiện vay margin là phải có tài sản đảm bảo, tức cổ phiếu còn giá trị trong tài khoản. Mức lãi suất thường dao động từ 11-14%/ năm theo quy định của phần đông công ty chứng khoán.

Dựa trên số lượng cổ phiếu đang nắm giữ trong tay mà hệ thống sẽ tính toán để đưa ra số tiền được vay phù hợp. Hoạt động giao ký quỹ cho phép các nhà đầu tư nắm bắt cơ hội để mua thêm cổ phiếu với mong muốn tăng giá trị lợi nhuận về mức cao nhất. Ngược lại, nếu thị trường biến động theo chiều hướng giảm thì người sử dụng khoản vay margin có thể bị thua lỗ.

Có nên vay margin trong chứng khoán hay không?

Để trả lời chính xác câu hỏi này, chúng ta cần đánh giá ưu điểm và hạn chế mà hình thức vay Margin đem lại cho người sử dụng. Trong quá trình đầu tư, nếu muốn thành công, bạn cần xem xét và ghi nhớ được những điều chúng tôi sắp đề cập dưới đây:

Cơ hội khi sử dụng gói vay margin

  • Mở ra cơ hội đầu tư lớn
  • Sở hữu nguồn lực tài chính vững mạnh để nắm bắt cơ hội mua được cổ phiếu lời
  • Khi thị trường tăng giá, các nhà đầu tư thu về mức lợi nhuận cao hơn so với lãi suất vay.

Hạn chế khi sử dụng gói vay Margin

  • Phải chịu mức lãi suất cao ngất ngưởng, gần như bằng khoản tiền đi vay ban đầu.
  • Phải chấp nhận rủi ro khi giá cổ phiếu đi xuống. Thua lỗ, hao tổn tiền bạc là trạng thái chung của nhiều người chơi không may mắn. Việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì khả năng thua lỗ của các nhà đầu tư càng lớn.
  • Có quy định nộp phạt rõ ràng. Những khoản lãi không được trả đúng hạn sẽ phải chịu thêm số tiền gấp 1,5-2 lần tùy từng thời điểm.

Vay Margin là gì? Khi nào nên/không nên sử dụng margin?

Tham khảo thêm:

Về cơ bản, có thể thấy, mức độ rủi ro khi sử dụng gói vay margin để đầu tư chứng khoán là rất lớn. Những nhà đầu tư còn non trẻ, chưa có kinh nghiệm nghiên cứu thị trường thì không nên đánh liều lựa chọn hình thức này.

Thậm chí, kể các các chuyên gia hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính cũng cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức để đánh giá chính xác tỷ lệ thành công khi đầu tư. Nhìn chung, dự đoán được thị trường biến động sẽ là cơ sở để bạn quyết định có nên vay margin hay không?

Khi nào nên/không nên sử dụng margin?

Nếu như bạn muốn bắt đầu đầu tư chứng khoán nhưng chưa có tiền vốn hoặc vốn quá nhỏ, bạn có thể vay tiền Mazilla hoặc các tổ chức cho vay tiền nhanh để ngay lập tức có được cho mình số vốn của mình cần. Tuy nhiên, dù là vay tiền ban đầu hay vay margin, bạn cũng phải luôn chắc chắn rằng mình đã kiểm soát được rủi ro nếu như mọi thứ vận hành không như ý muốn.

Vay Margin là gì? Khi nào nên/không nên sử dụng margin?
hang hoa phai sinh

Một cách vắn tắt thì:

  • Chỉ nên sử dụng margin khi bạn là một người có kinh nghiệm lâu năm. Nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm thì không nên sử dụng.
  • Chỉ sử dụng margin khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng. Thị trường ở giai đoạn lình xình cũng không nên sử dụng margin.
  • Chỉ nên sử dung margin trong các giao dịch ngắn hạn. Nếu đầu tư lâu dài thì margin không phải một lựa chọn khôn ngoan.
  • Chỉ nên dùng margin khi đầu tư vào các cổ phiếu có tính thanh khoản tốt như Cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu Bluechip. Với các cổ phiếu có lợi nhuận quá thấp thì không nên dùng margin

Bạn có thể được vay bao nhiêu tiền?

Số tiền mà công ty chứng khoán có thể cho bạn vay phụ thuộc vào 3 yếu tố:

  • Thứ nhất, cổ phiếu bạn đang nắm giữ là cổ phiếu gì. Cổ phiếu của bạn có chất lượng càng cao thì công ty chứng khoán sẽ cho bạn vay nhiều hơn.
  • Thứ hai, tùy từng thời điểm thị trường. Cụ thể: trong những giai đoạn thị trường tích cực, bạn sẽ được vay nhiều hơn.
  • Thứ ba, tùy vào tỷ lệ ký quỹ yêu cầu của từng công ty chứng khoán đặt ra.

Lãi suất vay margin là bao nhiêu?

Lãi suất vay margin được quy định vào từng thời điểm tùy theo từng công ty chứng khoán.

Thông thường mức lãi suất được tính theo ngày. Ví dụ: 0.0370%/ngày.