Các loại khớp lệnh trong chứng khoán mà bạn nên biết

Traderthongminh.com – Để có thể giao dịch được ở trên thị trường chứng khoán một cách hiệu quả nhất, thì hầu hết các nhà đầu tư không chỉ cần phải nắm vững được hết các phương pháp về phân tích kỹ thuật, mà còn phải hiểu rõ được hết các thuật ngữ sử dụng trong giao dịch chứng khoán.

Vậy Khớp lệnh là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Khớp lệnh là gì?

Khớp lệnh trong đầu tư chứng khoán là việc người bán và người mua đã thực hiện xong thỏa thuận trên bảng giao dịch điện tử. Lệnh của nhà đầu tư sẽ được ghép với nhau để giao dịch dựa trên mức giá phù hợp, tuân thủ theo các nguyên tắc của thị trường về ưu tiên khớp lệnh.

Các loại khớp lệnh trong chứng khoán mà bạn nên biết

Tham khảo thêm:

Nguyên tắc khớp lệnh

Nguyên tắc khớp lệnh là cơ sở cho việc thực hiện phương thức khớp lệnh ở các Sở giao dịch chứng khoán. Các nguyên tắc khớp lệnh chủ yếu bao gồm ưu tiên về giá, ưu tiên về thời gian, ưu tiên khách hàng và ưu tiên khối lượng.

Phần lớn các giao dịch ở Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện theo phương thức khớp lệnh. Việc thực hiện phương thức khớp lệnh ở các Sở giao dịch chứng khoán thường được thực hiện theo các nguyên tắc chủ yếu sau:

(1) Nguyên tắc ưu tiên về giá: Lệnh nào có giá tốt hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước. Điều đó có nghĩa là:

  • Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước.
  • Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước.

(2) Nguyên tắc ưu tiên về thời gian: Nếu các lệnh giao dịch có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

(3) Nguyên tắc ưu tiên khách hàng: Nếu các lệnh giao dịch có cùng mức giá và có cùng thời gian nhập lệnh thì lệnh của khách hàng sẽ được ưu tiên thực hiện trước lệnh giao dịch có tính chất tự doanh của công ty chứng khoán.

(4) Nguyên tắc ưu tiên khối lượng: Nếu các lệnh giao dịch đều là của khách hàng hoặc đều là lệnh tự doanh có cùng mức giá và cùng thời gian thì lệnh nào có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Các loại khớp lệnh chứng khoán

Có nhiều loại khớp lệnh trong thị trường chứng khoán, bao gồm:

  • Khớp lệnh định kỳ
  • Khớp lệnh liên tục
  • Lệnh giới hạn (LO)
  • Đặt lệnh ATO
  • Lệnh ATC
  • Lệnh thị trường (MP)

Khớp lệnh định kỳ

Định nghĩa

Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở khớp các lệnh mua, lệnh bán chứng khoán tại một thời điểm xác định, nhằm tìm ra mức giá mà khối lượng giao dịch lớn nhất.

Thực hiện Lệnh Định kỳ thường được các sàn giao dịch chứng khoán sử dụng để xác định giá mở và đóng cửa, bao gồm Lệnh giới hạn (LO) và Lệnh ATO / ATC.

Ví dụ về khớp lệnh định kỳ

Trong sổ lệnh đối với 1 mã cổ phiếu của phiên khớp lệnh định kỳ có thông tin như sau:

  • Có 8 nhà đầu tư A, B, C, D, E, F, G, H đặt lệnh mua/ bán giới hạn theo khối lượng và giá (có thông tin tại hình ảnh)
  • 2 NĐT đặt lệnh ATO: J đặt bán khối lượng 3000cp và I đặt mua khối lượng 2000cp
  • Trong đó nhà đầu tư F đặt bán vào lúc 8h15, nhà đầu tư G bán 4000cp lúc 8h20
  •  Giá tham chiếu của cổ phiếu đó ngày hôm nay là 100.000đ/cp => Theo nguyên tắc ưu tiên cho người đặt mua giá cao và ưu tiên cho người chào bán giá thấp sẽ có cột cộng dồn khối lượng

Trong cột mua sẽ có 2000 cp của I và cột bán sẽ có 3000 cp của J ưu tiên cộng vào trước tiên.

Theo nguyên tắc khớp lệnh:

  • Ưu tiên lệnh ATO trước thì nhà đầu từ I và J được ưu tiên thực hiện trước
  • Theo ưu tiên về giá: Thì nhà đầu tư A,B,C được ưu tiên thực hiện lệnh mua bởi họ đặt ở mức giá cao còn H, F,G được ưu tiên bán trước vì đặt bán ở giá mức thấp nhất.
  • Theo ưu tiên về thời gian thì chọn nhà đầu tư F bởi đặt trước NĐT G 5p.

Các loại khớp lệnh trong chứng khoán mà bạn nên biết

Khớp lệnh liên tục

Định nghĩa

Khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện dựa trên việc so khớp lện mua và lệnh bán tại thời điểm lệnh được nhập vào hệ thống. Là phương thức gia dịch ngay lập tức nghĩa là giá cả được xác định liên tục, không phải đưa lệnh vào sau đó chờ đến một thời điểm nhất định nào đó hệ thống giao dịch mới khớp lệnh.

Ví dụ về khớp lệnh liên tục

Khối lượng mua Giá mua Khối lượng bán Giá bán
1000 (A) 80 78 2000 (C)
1000 (B) 81
  • Nếu lệnh C được nhập vào trước sau đó đến lệnh B và lệnh A thì chỉ có 1 mức giá khớp 78.000đ với khối lượng khớp 2.000 cổ phiếu.
  • Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là A, B, C thì giá khớp sẽ là 80.000đ cho lệnh A, C và 81.000đ cho lệnh B, C với khối lượng khớp 1.000 cổ phiếu tại mỗi mức giá.
  • Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là A, C, B thì giá khớp sẽ là 80.000đ cho lệnh A, C và 78.000đ cho lệnh B, C với khối lượng là 1.000 cổ phiếu tại mỗi mức giá.
  • Nếu trình tự các lệnh nhập vào hệ thống là B, C, A thì giá khớp sẽ là 81.000đ cho lệnh B, C và 78.000đ cho lệnh A, C với khối lượng là 1.000 cổ phiếu tại mỗi mức giá.

Lệnh giới hạn (LO)

LO (Lệnh giới hạn) là lệnh mua hoặc bán chứng khoán ở một mức giá xác định hoặc tốt hơn. Lệnh LO sẽ có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập trên hệ thống giao dịch cho đến khi kết thúc ngày giao dịch đó hoặc cho đến khi lệnh bị hủy.

Lệnh LO được áp dụng cho các cổ phiếu niêm yết trên 3 sàn là HNX, UPCOMHOSE và cũng có thể sử dụng trong các phiên giao dịch khác. Hiệu lực của lệnh LO được tính từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi lệnh bị hủy (hoặc khi hết thời hạn giao dịch).

Đặt lệnh ATO

Lệnh ATO (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ (hiện tại thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa là 8h30-9h) xác định giá mở cửa. Lệnh này sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.

Nhà đầu tư lưu ý, khi đặt lệnh ATO trên các phiếu lệnh tại công ty chứng khoán, không cần ghi giá cụ thể mà ghi ATO.

Lệnh ATC

Lệnh ATC (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa (10h15-10h30). Lệnh ATC sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.

Lệnh thị trường (MP)

Lệnh thị trường (MP) là lệnh mua bán chứng khoán theo giá tốt nhất trên thị trường. Điều này có nghĩa là lệnh mua chứng khoán ở mức giá thấp nhất, hoặc bán ra với giá cao nhất trên thị trường.

Lệnh MP có thể khớp lệnh gộp nhiều bước giá với nhau. Nếu như sau khi khớp lệnh tại mức giá tốt nhất vẫn còn khối lượng chưa khớp hết thì lệnh sẽ tiếp tục khớp lên mức giá tốt nhất tiếp theo cho đến khi khớp hết khối lượng đặt của bạn. Trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần thì lệnh thị trường mua hoặc giá sàn đối thì lệnh thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn mua tại giá trần hoặc chuyển thành lệnh giới hạn tại giá sàn.

Lệnh thị trường sẽ được tự động hủy nếu không có lệnh giới hạn đối ứng tại thời điểm nhập lệnh vào hệ thống giao dịch.

Cách khớp lệnh chứng khoán

Các loại khớp lệnh trong chứng khoán mà bạn nên biết

Trong mỗi phiên giao dịch, giá giao dịch của từng loại chứng khoán được hình thành sau khi khớp lệnh được nhập vào hệ thống theo thứ tự nguyên tắc ưu tiên sau:

  •  Ưu tiên giá: Lệnh MUA với giá cao hơn sẽ được thực hiện trước. Lệnh BÁN với giá THẤP hơn sẽ được thực hiện trước.
  •  Ưu tiên về thời gian: Trường hợp lệnh mua và lệnh bán có cùng mức giá thì lệnh được nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện.
  •  Ưu tiên khối lượng: Nếu cả giá và thời gian đều như nhau, đơn hàng có khối lượng lớn hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Giá giao dịch được xác định theo các nguyên tắc sau:

  • Là giá mà khối lượng giao dịch lớn nhất có thể được thực hiện.
  • Nếu có nhiều mức giá thỏa mãn khối lượng giao dịch lớn nhất, hãy chọn giá gần với giá tham chiếu.
  • Nếu vẫn còn nhiều giá thỏa mãn hai quy tắc trên thì giá cao nhất sẽ được chọn.

Kết luận

Trên đây là những kiến thức liên quan đến khớp lệnh. Hy vọng các nhà đầu tư có thể hiểu rõ khớp lệnh trong chứng khoán là gì và các cách khớp lệnh được thực hiện. Từ đó có thể giúp các nhà đầu tư đưa ra các quyết định phù hợp hơn đối với xu hướng thay đổi của thị trường.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Traderthongmih.com – Khi theo dõi được những tin tức về thị trường chứng khoán trên các sàn giao dịch lớn như sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Nhà đầu tư có thể sẽ dễ dàng đọc những thông báo về ngày hội cổ đông kèm theo đó là ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng. Đây là hai mốc thời gian mà nhà đầu tư cần lưu ý. Lý do có hai ngày này là vì cổ phiếu được mua đi bán lại thường xuyên trên thị trường nên tổ chức phát hành phải xác định những cổ đông hiện hữu, hay khái niệm thường được nhắc đến là chốt danh sách cổ đông cho mục đích hưởng quyền.

Vậy ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Trong những lần chia tách cổ phiếu, các nhà đầu tư cần hiểu rõ và mục đích của ngày giao dịch không hưởng quyền, ngày đăng ký cuối cùng và ngày thành toán khi nhà đầu tư muốn có tên trong danh sách sở hữu chứng khoán được hưởng quyền.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Tham khảo thêm:

Các quyền đó gồm các quyền cơ bản như sau:

  • Quyền nhận cổ tức
  • Quyền mua cổ phiếu phát hành thêm
  • Quyền tham dự đại hội cổ đồng, …

Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày người mua sẽ không nhận được các quyền có liên quan (quyền nhận cổ tức, quyền mua các cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự đại hội cổ đông…) Mục đích của ngày này là để chốt danh sách cổ đông sở hữu cổ phiếu của công ty hiện tại.

Vai trò ngày giao dịch không hưởng quyền ra sao?

Quy định tổ chức ngày giao dịch không hưởng quyền có 2 tác dụng lớn:

Đầu tiên, ngày giao dịch không hưởng quyền là “ngày làm việc liền trước” ngày đăng ký cuối cùng. Ở đây mình nhấn mạnh ngày làm việc vì trong trường hợp bạn không nắm rõ lịch ngày làm việc, lễ tết trong năm thì rất có thể sẽ bị nhầm lẫn đáng tiếc khi giao dịch. Mặt khác, nếu ngày đăng ký cuối cùng vào thứ 2 tuần sau thì ngày giao dịch không hưởng quyền phải là thứ 6 tuần này do thứ 7 chủ nhật không được tính là ngày làm việc.

Rõ ràng việc quy định Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ tiện lợi hơn nhiều so với việc bạn phải căn ngày nghỉ lễ để tính lùi lại so với ngày đăng ký cuối cùng.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Thứ 2, khi thực hiện các quyền mà cổ đông được nhận như: quyền cổ tức tiền mặt hoặc cổ phiếu, cổ phiếu thưởng, quyền mua khi công ty phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, hoặc đôi khi có thể là nhiều quyền một lúc. Vấn đề ở đây là khi thực hiện các quyền này thì giá cổ phiếu sẽ giảm xuống bởi thao tác điều chỉnh kỹ thuật từ Sở Giao dịch.

Cổ phiếu bị giảm giá có thể là do trừ giá, chia giá hoặc bởi tác động của nhiều quyền 1 lúc. Và sự điều chỉnh giảm này thường xuất hiện trong ngày giao dịch không hưởng quyền.

Ví dụ về ngày giao dịch không hưởng quyền

Trong trường hợp này, nếu ngày 8/11 là ngày đăng ký cuối cùng thì ngày 7/11 là ngày giao dịch không hưởng quyền, bởi:

  • Bạn mua chứng khoán ngày 6/11, thì ngày chứng khoán về là ngày 8/11. Tức là khi chốt quyền, bạn sẽ có tên trong danh sách cổ đông.
  • Nếu bạn mua chứng khoán ngày 7/11 thì chứng khoán về tài khoản ngày 9/11, sau ngày đăng ký cuối cùng và không được hưởng quyền.

Việc xác định hai trường hợp này là điều quan trọng bởi liên quan đến chiến lược giao dịch.

Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức là gì?

Ngày đăng ký cuối cùng (hay ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức) là ngày mà một người phải có tên trong hồ sơ của công ty với tư cách là cổ đông để nhận cổ tức. Khi ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức được thiết lập, ngày giao dịch không hưởng quyền cũng được thiết lập theo các quy tắc của sở giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu được giao dịch.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày đăng ký cuối cùng là ngày làm việc liền sau Ngày giao dịch không hưởng quyền. Theo quy định, thời hạn thanh toán là T+2 đối với các giao dịch bình thường. Tức là sau 02 ngày làm việc, thì chứng khoán hoặc tiền sẽ về tài khoản của nhà đầu tư.

Các cổ đông sẽ được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán đăng ký và bảo đảm trong danh sách nhận cổ tức vào ngày đã định. Các nhà đầu tư có thể hiểu là tại thời điểm từ trước đến ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức, cổ đông nào đang sở hữu (không bán chuyển nhượng đi) thì sẽ được hưởng cổ tức.

Ngày chốt quyền nhận cổ tức là gì?

Ngày chốt quyền nhận cổ tức là ngày Hội đồng quản trị công ty thông báo về việc trả cổ tức cho các cổ đông. Thông báo này bao gồm các thông tin về quy mô cổ tức, ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày thanh toán.

Ngày chốt quyền nhận cổ tức cũng là ngày cuối cùng mà người nắm giữ quyền chọn phải cho biết liệu họ có thực hiện quyền chọn hay không. Đây còn được gọi là “ngày hết hạn”.

Ngày chốt quyền nhận cổ tức là ngày ít quan trọng so với các ngày nhận cổ tức, bao gồm ngày không hưởng cổ tức, ngày thanh toán và ngày lập hồ sơ. Ngày này chỉ truyền đạt thông tin về thời hạn nhận cổ tức và không bất kỳ tác động mua bán nào sẽ diễn ra.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về ngày giao dịch không hưởng quyền và những vai trò quan trọng của ngày này đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Hy vọng qua bài viết, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn đúng đắn ngày giao dịch để thu được nhiều nguồn lợi nhuận cao.