Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì? So sánh vốn đã góp và Vốn điều lệ

Traderthongminh.com – Nhiều người hiện nay vẫn chưa biết rõ Vốn đã góp (Paid-up Capital) là gì và sẽ thường nhầm lẫn thuật ngữ này với Authorized Captital (vốn điều lệ). Thực tế Paid-up Capital được hiểu là một khái niệm khá quan trọng trong lĩnh vực kinh tế – tài chính và cần được phân biệt rõ với các khái niệm khác có liên quan.

Vậy Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì?

Paid-Up Capital hay Contributed Capital là vốn đã góp hay vốn đã được huy động trong một công ty TNHH. Vốn đã góp là phần vốn mà thành viên công ty TNHH đã thực hiện việc chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty.

Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì?

Tham khảo thêm:

Vốn đã góp được tạo ra khi một công ty giao bán cổ phần của mình trên thị trường sơ cấp trực tiếp cho các nhà đầu tư và thường là thông qua đợt phát hành công khai lần đầu (IPO).

Hiểu theo cách đơn giản nhất thì đây chính là số tiền mà một công ty nhận được từ tất cả các cổ đông của mình để đổi lấy phần trăm cổ phần. Người càng có nhiều cổ phần thì càng có nhiều quyền lực trong công ty.

Khi cổ phiếu được mua và bán giữa những nhà đầu tư trên thị trường thứ cấp, không có bất kỳ vốn đã góp bổ sung nào được tạo ra, do tiền thu được trong tất cả các giao dịch đó được chuyển cho các cổ đông đã bán, chứ không phải là chuyển cho công ty phát hành.

Đặc điểm của Paid-up Capital là gì? 

Paid-up Capital có được từ phát hành cổ phiếu

Như đã đề cập ở trên, nguồn gốc của Paid-up Capital (vốn trả góp) xuất phát từ việc bán cổ phiếu trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua phát hành công khai lần đầu. Như vậy, vốn đã góp chính là số tiền mà nhà đầu tư trả cho công ty xét trên mệnh giá của cổ phiếu phát hành. Theo đó nguồn vốn của chủ sở hữu được thể hiện bằng vốn góp.

Paid-up Capital chỉ tồn tại ở thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp được xem là nơi duy nhất mà Paid-up Capital được nhận và tồn tại. Tại đây, cổ phiếu được công ty phát hành thông qua giao dịch sẽ đến tay nhà đầu tư. Ở chiều ngược lại, tiền từ nhà đầu tư được chuyển trực tiếp đến công ty phát hành, hình thành nên vốn đã góp dưới dạng cổ phần.

Đặc điểm của Paid-up Capital là gì? 

Paid-up Capital được lấy từ hai nguồn tài trợ

Paid-up Capital được lấy từ hai nguồn tài trợ, đó là mệnh giá cổ phiếu và vốn dư thừa.

Mệnh giá cổ phiếu: Là mức giá cơ bản của mỗi cổ phiếu được phát hành. Thông thường thì giá trị mệnh giá này khá thấp. Chẳng hạn mệnh giá cổ phiếu hiện tại ở Mỹ có mức thấp hơn 1 USD. Trên bảng cân đối kế toán, cổ phiếu phát hành có mệnh giá được liệt kê bao gồm hai loại là cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu ưu đãi trong phần vốn cổ đông.

Vốn dư thừa: Là khoản tiền được các nhà đầu tư trả vượt quá mệnh giá cổ phiếu. Vốn dư thừa còn được gọi là vốn đã góp bổ sung hoặc vốn đã góp vượt quá mệnh giá.

Ví dụ:

Giả sử công ty A phát hành 100 cổ phiếu phổ thông với mệnh giá 1 USD. Sau đó công ty này rao bán chúng với giá 50 USD trên mỗi cổ phiếu. Như vậy, trên bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu cho thấy vốn đã góp tổng cộng là: 100 x 50 = 5.000 (USD). Con số bao gồm 5.000 USD này bao gồm 100 USD cổ phiếu theo mệnh giá phổ thông và 4.900 USD vốn dư thừa.

So sánh vốn đã góp và Vốn điều lệ

Nếu như một công ty muốn tăng vốn chủ sở hữu thì họ cũng không thể đơn giản bán hết phần của công ty cho người trả mức giá cao nhất. Hơn nữa, các công ty phải đề nghị được phép phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu công khai bằng cách nộp đơn cho cơ quan chịu trách nhiệm đăng kí cho những công ty tại quốc gia thành lập.

So sánh vốn đã góp và Vốn điều lệ

Tại Mỹ, các công ty muốn được phát hành công khai thì phải đăng ký với Sàn giao dịch (SEC) và Ủy ban Chứng khoán trước khi thực hiện phát hành đợt chào bán công khai ban đầu (IPO).

Vốn điều lệ là tổng tất cả giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi bắt đầu thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh. Đây cũng là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã được bán ra hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với những công ty cổ phần.

Thông thường, lượng vốn điều lệ mà một công ty đăng kí sẽ cao hơn nhiều so với nhu cầu hiện tại. Điều này được thực hiện để giúp công ty có thể dễ dàng bán thêm cổ phiếu nếu nhu cầu về nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm.

Vì vốn đã góp chỉ được tạo ra nhờ vào việc bán cổ phần, nên số vốn đã góp không bao giờ có thể vượt quá số vốn điều lệ.

Tầm quan trọng của Vốn đã góp

Vốn đã góp là đại diện cho số tiền không được vay mượn. Một công ty đã bán tất cả cổ phiếu có sẵn và do đó không thể tăng vốn trừ khi họ đã vay tiền bằng cách chấp nhận nợ. Tuy nhiên, một công ty cũng có thể nhận được quyền bán thêm cổ phiếu.

Con số vốn đã góp của một công ty sẽ thể hiện mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho sự vận hành của công ty. Con số này có thể được so sánh với mức công nợ của công ty để đánh giá xem công ty khả năng tài chính cân bằng hay không, dựa trên hoạt động và mô hình kinh doanh cùng những tiêu chuẩn hiện hành đặc trưng của ngành.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Vốn đã góp (Paid-Up Capital) là gì, và kiến thức liên quan đến Vốn đã góp (Paid-Up Capital). Chúc các bạn sẽ thành công!

Mã vạch (Barcode) là gì? Các loại mã vạch phổ biến hiện nay

Traderthongminh.com – Khi các bạn đi siêu thị, bạn sẽ thấy có rất nhiều những đoạn mã vạch (barcode) đen trắng song song được dán trên bao bì của sản phẩm.

Vậy bạn có biết barcode là gì không? Hãy tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

Mã vạch (Barcode) là gì?

Barcode (hay còn được gọi là mã vạch) là một phương thức biểu thị dữ liệu, thông tin dưới dạng hình ảnh. Mã vạch được biết tới lần đầu tiên bởi 2 nhà phát minh người Mỹ là Norman J. Woodland và Bernard Silver vào năm 1952 (thời điểm họ được cấp bằng sáng chế cho công trình nghiên cứu về phương pháp phân loại hàng hóa, sản phẩm). Từ đó trở đi, barcode đã trở thành công cụ hữu hiệu để các nhà sản xuất có thể biểu đạt thông tin về sản phẩm như tên thương hiệu, sản xuất tại đâu, lô hàng, kích thước sản phẩm, thông tin kiểm định…

Mã vạch (Barcode) là gì?

Tham khảo thêm:

Ứng dụng của Mã vạch (Barcode) như thế nào trong đời sống hằng ngày?

Ngày nay, nhờ sự phát triển của công nghệ mà việc tạo ra những mã vạch thông minh đã có những bước tiến vượt bậc và đem lại nhiều ứng dụng vô cùng hữu ích cho đời sống cũng như trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

  • Trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa: Hầu hết các sản phẩm được sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp hiện nay đều có mã vạch. Nó là căn cứ được thiết lập để khách hàng có thể truy tìm được nguồn gốc hàng hóa.
  • Trong quản lý kho và xuất nhập hàng hóa: Mã vạch giúp kiểm soát hàng hóa tồn kho trong kho hàng hỗ trợ cho các hoạt động quản lý và xuất nhập hàng hóa trong kho hiệu quả hơn.
  • Ứng dụng mã vạch trong ngành bán lẻ: Các thiết bị mã vạch sẽ hỗ trợ đắc lực cho nhân viên bán hàng trong quá trình khách hàng thực hiện thanh toán sản phẩm tại quầy thu ngân.
  • Ứng dụng mã vạch trong lĩnh vực y tế: Mã vạch giúp nhận biết và hạn chế tối đa sai sót trong lĩnh vực y tế vì nó giúp kiểm soát hiệu quả hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, thuốc, mẫu xét nghiệm, ngân hàng máu và các thiết bị y tế đều được dán tem nhãn đầy đủ.
  • Ứng dụng mã vạch trong chuyển phát nhanh: Nhờ có mã số mã vạch mà các kiện hàng được gán những thông tin cần thiết như Tên, địa chỉ người nhận, số điện thoại, mã hàng, tên hàng… Từ đó giúp phân loại và giao sản phẩm một cách dễ dàng, nhanh chóng.
  • Ứng dụng của mã vạch trong ngành thuế: Mã số mã vạch giúp nhân viên ngành thuế thu thập dữ liệu kê khai của những công ty, doanh nghiệp chính xác hơn.
  • Ứng dụng trong các ngành khác: Barcode cũng được ứng dụng trong rất nhiều công việc khác nhau của đời sống hằng ngày như ngành hàng không sử dụng mã vạch để phân loại hành lý ký gửi của hành khách. Hay mã vạch ma trận dưới định dạng 2D đang được nhiều đơn vị sử dụng để truyền tải thông tin của mình tới các đối tượng mục tiêu.

Các loại mã vạch phổ biến hiện nay

Nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất sử dụng nhiều dạng mã vạch khác nhau vào sản phẩm tùy vào mục đích, dung lượng thông tin cũng như dạng thức thông tin được mã hóa. Những dạng thức barcode chúng ta thường xuyên bắt gặp có thể kể đến là UPCEAN hay Code 39. META sẽ giới thiệu tới bạn cụ thể những loại mã vạch phổ biến, thường được các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng cho các sản phẩm trên thị trường hiện nay:

UPC (Universal Product Code)

UPC là một dạng thức ký hiệu được mã hóa sử dụng phổ biến tại Mỹ, Canada và một vài quốc gia khác trên thế giới. UPC bao gồm 2 phần: Phần mã vạch với hình ảnh là các đường thẳng song song với độ lớn khác nhau dành cho máy quét; phần số gồm một dãy số có 12 số được dùng để con người nhận biết. Phần số không bao gồm chữ cái hoặc các ký tự đặc biệt. Mục đích của UPC là để phân biệt từng loại sản phẩm khác nhau, thuận tiện cho việc xuất nhập và quản trị kho hàng.

UPC (Universal Product Code)

Phần số của mã vạch UPC được quy ước như sau:

  • Số đầu tiên nằm trong phạm vi từ 0 đến 7, mỗi con số đã được quy định sẵn gồm: Số 5 là dành cho phiếu coupons, số 4 dành cho người bán lẻ; số 3 dành cho các mặt hàng có liên quan tới y tế; số 2 dành cho mặt hàng thịt và nông sản; số 0, 6 và 7 có thể dùng cho tất cả các loại hàng hóa khác của nhà sản xuất.
  • 5 con số tiếp theo biểu trưng cho mã của nhà sản xuất, được cơ quan có thẩm quyền cấp số.
  • 5 con số kế tiếp là mã mặt hàng. Đây là phần do người bán tự gắn lên hàng hóa của họ. Doanh nghiệp được tùy ý đặt số và sử dụng.
  • Số cuối cùng là số kiểm tra, được dùng để kiểm tra tính chính xác của toàn bộ dãy số UPC.

EAN (European Article Number)

EAN là dạng thức ký hiệu có hình thức tương tự như UPC với phần mã vạch và phần số. Mã EAN phổ biến với các quốc gia tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Mã EAN-13 (chứa 13 con số) được sử dụng rộng rãi hơn cả, trong khi mã EAN-8 hay EAN-5 thường dùng cho các gói hàng nhỏ. Ý nghĩa của phần số trong mã EAN-13 có thể được giải thích như sau:

EAN (European Article Number)

  • 3 con số đầu tiên là mã quốc gia. Mã quốc gia của Việt Nam là 893.
  • 9 con số kế tiếp được chia làm 2 phần: Mã nhà sản xuất được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, gồm từ 4 đến 6 ký tự số; mã mặt hàng do doanh nghiệp tự gắn lên hàng hóa của họ, gồm các ký tự số còn lại.
  • Số cuối cùng là số kiểm tra, được dùng để xác thực tính chính xác của toàn bộ dãy số EAN.

Code 39

Code 39 (còn được gọi là mã vạch 39) là dạng thức ký hiệu có phần mã vạch cùng phần chữ và số dùng để biểu thị các thông tin về sản phẩm. Loại hình mã vạch này cho phép hiển thị cả chữ cái, số và một vài ký hiệu đặc biệt (tối đa 39 ký tự) nên có thể chứa dung lượng thông tin nhiều hơn dạng thức UPC hay EAN. Điều này giúp Code 39 được sử dụng rộng rãi trong ngành bán lẻ, sản xuất, bưu chính, giao nhận hàng hóa… Đặc điểm của mã vạch 39 là:

Code 39

  • Loại mã vạch này cho phép sử dụng các ký tự bao gồm: Số tự nhiên từ 0 đến 9, chữ cái Latinh in hoa từ A đến Z, các ký tự đặc biệt gồm – . $ / + % và khoảng trắng.
  • Code 39 hỗ trợ nội dung tối đa tới 39 ký tự, người sử dụng hoàn toàn có thể thay đổi độ dài của mã vạch một cách linh hoạt.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Các loại mã vạch phổ biến hiện nay, và mã vạch là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy comment bên dưới nhé!

Thu nhập ròng là gì? Công thức tính thu nhập ròng đơn giản

Tradersthongminh.com – Trong kinh doanh thu nhập ròng là thuật ngữ rất quen thuộc. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư kinh doanh thì thu nhập ròng chính là chỉ tiêu được họ quan tâm nhất. Vậy chính xác thu nhập ròng là gì? Cách tính thu nhập ròng như thế nào trong kinh doanh? Vâng ngay bây giờ BankTop sẽ cho bạn thấy rõ qua góc tư vấn giải đáp hôm nay.

Thu nhập ròng là gì?

Thu nhập ròng dịch sang tiếng Anh là Net Income hay Net Earnings hoặc Net Profit, viết tắt là NI.

Chỉ số NI là thể hiện mức lợi nhuận mà doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư đã đạt được. Tuy nhiên mức lợi nhuận này được tính toán sau khi đã trừ đi chi phí. Bao gồm tất cả những chi phí liên quan trong suốt quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm.

Thu nhập ròng là gì?

Tham khảo thêm:

Bản chất của chỉ số NI là thể hiện mức lợi nhuận doanh nghiệp/nhà đầu tư  đạt. Tuy nhiên mức lợi nhuận này là đã được tính toán sau khi trừ đi chi phí. Bao gồm tất cả các chi phí liên quan trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm.

Đặc biệt chỉ số NI còn được nhiều người gọi là Bottom line. Cách hiểu này được lý giải từ vị trí xuất hiện của chỉ số trong bảng báo cáo thu nhập. Đó là vị trí dòng cuối cùng của báo cáo thu nhập. Và các nhà đầu tư khi đánh giá tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ luôn chú trọng vào dòng cuối nơi chỉ số IN hiện hữu.

Ý nghĩa của chỉ số Net Income (NI) là gì?

Thu nhập ròng như một công cụ giúp các nhà quản lý đánh giá bao nhiêu doanh thu vượt quá chi phí của một công ty. Chỉ số này được thu thập trên những bản báo cáo của công ty. Việc xác định được thu nhập ròng giúp cho doanh nghiệp tính được thu nhập trên mỗi cổ phiếu là bao nhiêu?

Nó được thể hiện trên các báo cáo thu nhập của công ty và cũng được coi là một chỉ số về lợi nhuận kinh doanh của công ty đó. Thu nhập ròng xuất hiện ở dòng cuối cùng trên báo cáo thu nhập một khi tất cả các chi phí, lãi và thuế đã trừ vào tổng doanh thu.

Công thức tính thu nhập ròng đơn giản

Khái niệm thu nhập ròng là gì cho bạn thấy rõ tầm quan trọng của chỉ số này trong kinh doanh, đầu tư. Vì thế tính toán thu nhập ròng chính xác là điều rất cấp thiết. Vậy cụ thể hiện nay thu nhập ròng được các doanh nghiệp tính toán theo công thức nào?

Công thức tính thu nhập ròng đơn giản

Thực tế ngay từ khái niệm của thu nhập ròng đã chỉ rõ cách tính toán. Cụ thể công thức chuẩn để tính chỉ số NI khá đơn giản:

Thu nhập ròng (NI) = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí

Trong đó tổng doanh thu là tất cả những khoản thu vào của doanh nghiệp. Bao gồm như sau:

  • Doanh thu thuần
  • Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
  • Các khoản thu nhập bất thường

Riêng các khoản chi phí cũng gồm nhiều khoản mục khác nhau. Như ghi nhận đó là tất cả các chi phí liên quan mà doanh nghiệp cần chi trả.

  • Giá vốn hàng bán
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp
  • Chi phí quảng cáo, marketing
  • Chi phí bất thường
  • Các khoản thuế doanh nghiệp

Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất và kinh doanh giày thể thao, năm 2019 doanh nghiệp này đạt được doanh thu 200.000 USD. Để tạo nên khoản doanh thu này, doanh nghiệp A đã bỏ ra các chi phí sau:

  • Chi phí hoạt động: 40.000 USD;
  • Thiết bị máy móc: 60.000 USD;
  • Thuế thu nhập: 30.000 USD;
  • Lãi vay: 20.000 USD

Áp dụng công thức trên ta có thể tính ra thu nhập ròng của doanh nghiệp A như sau:

IN = 200.000 –  40.000 – 60.000 – 20.000 – 30.000 = 50.000 USD.

Sau khi tính toán được thu nhập ròng, chúng ta dễ dàng tính được tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh nghiệp A. Theo đó:

Tỷ suất lợi nhuận ròng = ( lãi ròng (thu nhập ròng) / tổng doanh thu) x 100 = (50.000/200.000) x 100 = 25% hoặc 0,25. Như vây, biên lợi nhuận 25% cho thấy doanh nghiệp A kiếm được 25 xu lợi nhuận cho mỗi đô la mà nó thu được.

Đặc điểm của chỉ số thu nhập ròng

Chỉ số NI chỉ chính xác khi các khoản doanh thu và chi phí được liệt kê chuẩn. Nếu như chỉ số NI có giá trị dương thì có nghĩa là doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả. Ngược nếu chỉ số NI âm thì là doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ và trong trường hợp này người ta còn gọi là “lỗ rỗng.

Bạn cần phải nhớ chỉ số NI không phải là thước đo chuẩn tuyệt đối nhất để quyết định đầu tư. Vì trên thực tế qua công thức, chúng ta có thể thấy rõ được chỉ số NI không phản ánh được những vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải kể cả lợi ích lẫn thiệt hại trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc điểm của chỉ số thu nhập ròng

Ngoài ra, số NI còn được xếp vào nhóm những con số quan trọng nhất trong kế toán”. Điều này có nghĩa doanh nghiệp vẫn có thể thao túng chỉ số NI theo mức có lợi nhất khi cần thiết.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng

Thu nhập ròng của Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau đây:

  • Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Theo đó, chi phí hoạt động của doanh nghiệp càng cao thì lợi nhuận ròng càng thấp
  • Giá gốc sản phẩm: Yếu tố này đóng vai trò chủ yếu quyết định đến chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó, giá gốc nhập vào của sản phẩm càng thấp thì lãi ròng sẽ càng cao. Bởi vậy, trong việc tìm kiếm nguồn hành doanh nghiệp nên đa dạng để tìm ra nguồn hàng ưu đãi nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đây là yếu tố cố định đã được quy định rõ trong luật, không thể tăng giảm theo nguyện vọng riêng của doanh nghiệp. Để có lãi, doanh nghiệp phải tìm cách nâng giá bán sản phẩm, giảm giá trị vật liệu, tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất.

So sánh thu nhập ròng và thu nhập thuần

Bảng so sánh thu nhập ròng và thu nhập thuần:

Tiêu chí so sánh Thu nhập ròng Thu nhập thuần
Định nghĩa Thu nhập ròng hay lợi nhuận ròng là khoản lợi nhuận mà các doanh nghiệp hoặc công ty thu được sau khi đã trừ đi chi phí giá vốn hàng bán, bán hàng, chi phí hành chính, chi phí hoạt động, khấu hao, lãi, thuế và các chi phí khác. Thu nhập thuần hay doanh thu thuần hay doanh thu thực là khoản doanh thu khi đã trừ tất cả các khoản khấu hao về: Thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, các đơn hàng lỗ bị trả lại và thừa ra số tiền lãi thì số tiền này được gọi là doanh thu thuần.
Bản chất Chính là lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận thu được sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) Chính là lợi nhuận trước thuế (lợi nhuận trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)
Công thức tính Thu nhập ròng = Tổng Doanh thu – Tổng chi phí (Giá vốn hàng bán, Chi phí quản lý doanh nghiệp, Chi phí marketing, bán hàng, Các chi phí bất thường, Các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp) Thu nhập thuần = doanh thu tổng thể – hoa hồng bán hàng – hàng bán bị trả lại – giảm giá hàng bán – thuế gián thu

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Thu nhập ròng là gì và cách tính Thu nhập ròng đơn giản. Chúc các bạn sẽ thành công!

Thanh toán (Payment) – Các hình thức thanh toán phổ biến

Tradersthongminh.com – Thanh toán (tiếng Anh: Payment) được xem là một việc chuyển một hình thức hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản tài chính để đổi lấy được một hình thức hàng hóa, dịch vụ hoặc tài sản tài chính khác theo tỉ lệ chấp nhận được mà tất cả các bên liên quan đã thỏa thuận trước đó.

Vậy Thanh toán (Payment) là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Thanh toán (Payment) là gì?

Payment dịch sang tiếng Việt nghĩa là thanh toán. Đây là việc chuyển một hình thức hàng hóa, dịch vụ tài chính hoặc tài sản để đổi lấy một hình thức hàng hóa hay dịch vụ hoặc tài sản khác theo tỉ lệ chấp nhận được mà tất cả các bên liên quan đã thực hiện thỏa thuận trước đó.

Thanh toán (Payment) là gì?

Tham khảo thêm:

Thanh toán có thể được thực hiện theo hình thức tiền, tài sản hoặc dịch vụ.

Đặc điểm của Thanh toán

Hệ thống tiền tệ ngày nay cho phép thanh toán được thực hiện bằng tiền tệ. Tiền tệ đã đơn giản hóa các phương tiện giao dịch kinh tế, đồng thời cung cấp một phương tiện thuận tiện, thông qua đó thanh toán có thể được thực hiện và lưu trữ dễ dàng.

Ví dụ, trong quá khứ, nếu một người có nhiều trứng đang có nhu cầu về sữa, anh ta sẽ cần tìm một người nông dân chăn nuôi bò sữa sẵn sàng nhận trứng để thanh toán cho sữa. Trong trường hợp này, nếu người có nhiều trứng không kịp tìm một người chăn nuôi bò sữa phù hợp, thì người đó vừa không nhận được sữa, vừa bị hỏng trứng do để lâu trứng trở nên vô giá trị. Tiền tệ, mặt khác, duy trì giá trị của mặt hàng theo thời gian.

Người được trả tiền có thể chọn cho nợ và chấp nhận thanh toán một phần thay vì nhận toàn bộ số tiền, hoặc có thể giảm giá, tuỳ theo quyết định của họ. Người được trả tiền cũng có thể áp dụng phụ phí, ví dụ như phí thanh toán trễ hoặc sử dụng một thẻ tín dụng nhất định,…

Việc người được trả tiền chấp nhận thanh toán sẽ chấm dứt một khoản nợ hoặc nghĩa vụ thanh toán. Chủ nợ không thể từ chối chấp nhận thanh toán một cách vô lí, nhưng thanh toán có thể bị từ chối trong một số trường hợp, ví dụ, vào chủ nhật hoặc ngoài giờ làm việc của ngân hàng.

Người được trả tiền thường có nghĩa vụ xác nhận thanh toán bằng cách xuất trình biên lai cho người trả tiền. Biên lai có thể được coi là chứng thực việc “đã thanh toán đầy đủ” cho một tài khoản.

Các hình thức thanh toán phổ biến

Nhờ sự phát triển của công nghệ thì ngoài hình thức thanh toán bằng tiền mặt đã xuất hiện nhiều phương thức thanh toán khác như thanh toán qua thẻ, sec, chuyển khoản hay thanh toán quốc tế bằng phương thức ghi sổ, thư tín dụng,…

Các hình thức thanh toán phổ biến

  • Thanh toán bằng tiền mặt: Đây là phương thức thanh toán phổ biến nhất trong các giao dịch mua bán nhỏ lẻ.
  • Thanh toán bằng thẻ ngân hàng: Với hình thức này, khách hàng không cần phải mang tiền tệ bên mình tránh tình trạng mất trộm và đảm bảo tính tiện lợi. Tuy nhiên để thực hiện phương thức này thì đơn vị được thanh toán cần có có máy quẹt thẻ để thực hiện giao dịch.
  • Chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng:Đây là việc chuyển tiền từ tài khoản người mua sang tài khoản ngân hàng của người nhận.
  • Phương thức ghi sổ (Open account): Là phương thức thanh toán quốc tế khi người bán mở một tài khoản để ghi nợ, người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu vào thời điểm đã thỏa thuậntrước trong tương lai.
  • Thanh toán qua ví điện tử: Bạn có thể thanh toán các sản phẩm hay dịch vụ online thông qua ví điện tử như momo, vnpay, zalopay,…
  • Thư tín dụng (Letter of Credit L/C): L/C là một loại văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của khách hàng là người nhập khẩu và cam kết trả tiền cho người thụ hưởng là người xuất khẩu khi người này xuất trình một bộ chứng từ hợp lệ.
  • Các hình thức thanh toán phức tạp khác: Trong nhiều trường hợp thanh toán có thể bằng cổ phiếu hoặc chuyển nhượng bất cứ thứ gì có giá trị hoặc trao đổi lợi ích cho các bên. Đi kèm với các khoản thanh toán thành công là hóa đơn để xác thực việc thanh toán.

Kết luận

Qua bài viết này các bạn cũng đã hiểu về Thanh toán (Payment) là gì, và những hình thức Thanh toán phổ biến hiện nay. Chúc các bạn sẽ thành công!

Chứng thư bảo lãnh là gì? Quy trình xin chứng thư bảo lãnh

Tradersthongminh.com – Trong hợp đồng bảo lãnh thì về chứng thư bảo lãnh được xem là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng giúp việc đảm bảo được tính chính xác và khả năng trả nợ đúng hạn với bên cho vay.

Vậy chứng thư bảo lãnh là gì? Dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.

Chứng thư bảo lãnh là gì?

Chứng thư bảo lãnh là một loại văn bản vô cùng quan trọng trong hợp đồng bảo lãnh giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh nhằm đảm bên bảo lãnh phải thanh toán khoản nợ nếu như bên nhận bảo lãnh không có khả năng thanh toán đúng hạn theo đúng như quy định trong hợp đồng bảo lãnh.

Chứng thư bảo lãnh là gì?

Tham khảo thêm:

Về cơ bản thì bên bảo lãnh có thể là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng không chỉ có tư cách là người bảo lãnh mà còn được coi như một nhà kinh doanh tài chính. Còn bên nhận bảo lãnh thì có thể là người đi vay hoặc một đơn vị, doanh nghiệp cần vay vốn.

Giao dịch bảo lãnh là một giao dịch kép. Người mong muốn vay nợ sẽ ký kết hợp đồng với bên tổ chức cho vay và đồng yêu cầu phải có bên bảo lãnh thì người đi vay cần phải bị giấy tờ, hồ sơ đề nghị bảo lãnh cho bên chủ thể bảo lãnh có thẩm quyền theo đúng quy định của Pháp luật.

Nội dung của chứng thư bảo lãnh

Trong chứng thư bảo lãnh sẽ bao gồm các nội dung cụ thể dưới đây:

  • Tên, địa chỉ bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh.
  • Ngày phát hành chứng thư bảo lãnh, nghĩa vụ trả nợ lãi, nợ gốc.
  • Điều kiện cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
  • Thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh.
  • Hồ sơ liên quan tới việc đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng của đơn vị nhận bảo lãnh với bên bảo lãnh.
  • Quy định những nội dung liên quan tới việc xử lý, giải quyết tranh chấp nếu như phát sinh.
  • Các biện pháp thu hồi nợ bên nhận bảo lãnh cần thực hiện sau khi bên được bảo lãnh không trả nợ hoặc trả không đầy đủ cho bên nhận bảo lãnh, phương thức chứng minh đã thực hiện biện pháp này trước khi thông báo cho bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo đúng quy định.
  • Các nội dung khác theo thỏa thuận.

Nhược điểm của thư bảo lãnh

Khi thực hiện chứng thư bảo lãnh thì cả 2 bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh cũng có thể gặp phải những rủi ro như sau:

  • Điều kiện thanh toán nếu như không đảm bảo tính khả thi thì sẽ rất dễ xảy ra tranh chấp.
  • Khi bên bảo lãnh sẽ phải thanh toán thay cho bên được bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh lại chứng thực được việc họ đã thu hồi nợ trước đó nhưng không thành công. Như vậy thì bên bảo lãnh không thể xác định được có vi phạm hợp đồng hay không và bị rơi vào tình trạng không thể trả nợ được.
  • Chủ thể đăng ký phát hành chứng thư bảo lãnh không đúng theo Pháp luật và thẩm quyền sẽ dễ dẫn đến việc bên phát hành có thể từ chối quyền bảo lãnh.
  • Trong trường hợp doanh nghiệp hoặc người được bảo lãnh phá sản, không có khả năng trả nợ thì bên bảo lãnh sẽ phải gặp nguy cơ rất lớn trong việc thanh toán khoản bảo lãnh đó.
  • Ngoài ra, rất dễ xảy ra tình trạng chữ kỹ và con dấu giả khi có người mạo danh cơ quan có thẩm quyền khi phát hành chứng thư bảo lãnh.

Quy trình xin chứng thư bảo lãnh

Quy trình xin chứng thư bảo lãnh
Bảo lãnh ngân hàng là gì

Khi muốn xin chứng thư bảo lãnh hợp pháp thì bạn cần phải thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin đăng ký làm chứng thư bảo lãnh bao gồm:

  • Văn bản xin bảo lãnh được điền theo đúng mẫu quy định của Pháp luật hiện hành.
  • Văn bản chứng thực người được bảo lãnh có đủ điều kiện cả về mặt sức khỏe và điều kiện kinh tế để được nhận bảo lãnh theo quy định của ngân hàng hay quỹ tín dụng bảo lãnh.

Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì chủ thể xin bảo lãnh sẽ nộp đến Quỹ bảo lãnh tín dụng có thẩm quyền bảo lãnh theo đúng quy định của Pháp luật.

Bước 3: Khi đã nhận được hồ sơ đề nghị chứng thư bảo lãnh thì Qũy bảo lãnh tín dụng sẽ thực hiện xác minh, kiểm tra hồ sơ nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn thì chủ thể sẽ được ký hợp đồng cấp bảo lãnh và chứng thư bảo lãnh.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Chứng thư bảo lãnh là gì và quy trình để xin được Chứng thư bảo lãnh như thế nào. Chúc các bạn sẽ thành công nhé!

Thẩm định tín dụng – Quy tắc 5C của thẩm định tín dụng

Traderthongminh.com – Thẩm định tín dụng ngân hàng là công việc xác nhận để có thể hoàn tất được hầu hết các thủ tục trong hồ sơ của khách hàng để xem nó có đủ điều kiện để có thể vay vốn hay là không.

Vậy Thẩm định tín dụng là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Thẩm định tín dụng là gì?

Thẩm định tín dụng là quy trình kiểm tra xem đối tượng khách hàng cần vay vốn có đủ điều kiện trả nợ hay không. Cũng như thẩm định các dự án xem độ rủi ro và tin cậy bao nhiêu. Từ đó đưa ra quyết định cuối cùng sau khi đã phân tích, tìm hiểu.

Thẩm định tín dụng là gì?

Tham khảo thêm:

Mục đích của việc thẩm định tín dụng là gì?

Mục đích của việc thẩm định tín dụng là đánh giá chính xác về tính hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.Vì vậy thẩm định tín dụng là khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình tín dụng. Tầm quan trọng của nó thể hiện ở những điểm sau:

  • Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đã nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
  • Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
  • Giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất sai lầm trong quyết định cho vay một dự án.

Các loại thẩm định tín dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay, có tổng cộng 4 loại thẩm định tín dụng, gồm:

  • Thẩm định tín dụng dài hạn.
  • Thẩm định tín dụng ngắn hạn.
  • Thẩm định tài sản đảm bảo.
  • Thẩm định tài sản rủi ro.

Quy tắc 5C của thẩm định tín dụng

Quy tắc 5C là bộ các quy tắc được áp dụng vào quá trình thẩm định. Các ngân hàng thường áp dụng quy tắc 5C vào quy trình thẩm định tín dụng để có thể giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thẩm định tín dụng một cách tối ưu nhất. Mô hình 5C bao gồm:

  • Character – Uy tín, đạo đức khách hàng
  • Capacity – Năng lực
  • Capital – Vốn
  • Collateral – Tài sản đảm bảo
  • Conditions – Môi trường

Quy tắc 5C của thẩm định tín dụng

Character – Uy tín, đạo đức khách hàng

Đánh giá thái độ của khách hàng để có thể phê duyệt một khoản vay. Đa số ngân hàng sẽ lưu ý về sự hợp tác của khách hàng trong quá trình giao dịch.

Tuy nhiên, trình độ học vấn, phẩm chất hay kinh nghiệm kinh doanh cũng là một yếu tố được cân nhắc.

Capacity – Năng lực

Đây có thể nói là chỉ tiêu quan trọng nhất của mô hình 5C. Phía ngân hàng sẽ dựa trên các bảng báo cáo tài chính, khả năng điều hành và hoạt động kinh doanh của khách hàng trên thị trường có tính khả thi về việc chi trả nợ vay.

Tóm lại, đây là bước giúp ngân hàng biết được khách hàng sẽ trả nợ bằng cách nào một cách chính xác nhất.

Capital – Vốn

Tăng mức độ tin cậy của ngân hàng nếu khách hàng có vốn lớn, đảm bảo trạng thái cân bằng cho các khoản vay tín chấp ngân hàng.

Collateral – Tài sản đảm bảo

Có thể hiểu đây là tài sản thế chấp để đảm bảo với phía ngân hàng. Khi khách hàng phá sản, không có khả năng chi trả thì ngân hàng sẽ xử lý phần tài sản này để quy ra giá trị và thanh toán các khoản nợ còn thiếu.

Conditions – Môi trường

Là quá trình ngân hàng phân tích môi trường bên trong, bên ngoài của nền kinh tế có ảnh hưởng nhiều đến quá trình kinh doanh của khách hàng hay không.

Với những khách hàng là các doanh nghiệp, công ty không bị ảnh hưởng quá nhiều, hoạt động ổn định thì sẽ được ưu tiên hơn.

Quy trình thẩm định tín dụng

Quy trình thẩm định tín dụng là 1 bảng mô tả tóm tắt các bước thực hiện thẩm định hồ sơ khách hàng vay vốn cho đến lúc đồng ý giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Tại bộ phận kinh doanh

  • Nhân viên ngân hàng thu thập thông tin hồ sơ khách hàng và hoàn tất báo cáo để xuất tín dụng.
  • Hồ sơ sẽ được trình lên và ký cấp kiểm soát phòng TP/PP kinh doanh.

Bước 2: Tại bộ phận thẩm định

  • Chuyên viên tại bộ phận thẩm định sẽ đánh giá chi tiết về hồ sơ khách hàng. Từ đó ra quyết định có cho vay hay từ chối cho vay khoản vay của khách hàng.

Bước 3: Tại phòng của cấp phê duyệt

  • Dựa vào bảng báo cáo thẩm định tín dụng khách hàng. Giám đốc/Phó Giám đốc tại ngân hàng đó sẽ đưa ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ.

Bước 4: Tại bộ phận hỗ trợ tín dụng

  • Nếu hồ sơ khách hàng được đồng ý phê duyệt. Nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành soạn hồ sơ.
  • Khách hàng ký tên và giải ngân.
  • Nhân viên hỗ trợ sẽ chăm sóc khách hàng sau giải ngân và nhắc nợ – thu hồi nợ.

Các kỹ năng chuyên viên thẩm định tín dụng cần có

Nhân viên thẩm định tín dụng là người phải có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm về đánh giá tài chính.

Các kỹ năng chuyên viên thẩm định tín dụng cần có

Kiến thức chuyên ngành tốt

Có thể thấy công việc của nhân viên thẩm định tín dụng liên quan rất nhiều đến việc đảm bảo làm sao hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro cho ngân hàng trong vay vốn tín dụng.

Việc làm thẩm định này đòi hỏi cao nhân viên phải có những kiến thức tốt trong ngành ngân hàng. Như hiểu rõ về các hình thức cấp tín dụng như cho vay, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu…, loại hình cho vay, phương thức cho vay, đối tượng và giới hạn cấp tín dụng…

Có khả năng phân tích, đánh giá

Nhân viên thẩm định tín dụng phải có khả năng phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin nhanh về các tài sản bất động sản, tài chính. Để đưa ra các nhận định độc lập và khách quan về “sức khỏe tài chính” của các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn.

Am hiểu về quy định pháp luật

Người làm thẩm định tín dụng còn cần phải có mức độ am hiểu tốt về các quy định và văn bản pháp luật hiện hành. Nhất là nắm vững luật về tài chính ngân hàng, luật doanh nghiệp, luật sở hữu đất đai, kinh doanh bất động sản, luật nhà ở, luật thừa kế và kể cả luật hôn nhân và gia đình…

Đồng thời phải tìm hiểu về các văn bản pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động tín dụng của ngân hàng, các văn bản quy định nội bộ của ngân hàng…để hỗ trợ cho công tác thẩm định tín dụng được tốt hơn.

Nhân viên thẩm định tín dụng thường được tuyển trong nội bộ hoặc dành cho người có kinh nghiệm liên quan đến tài chính, tín dụng ngân hàng. Đa phần là các chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ ứng tuyển nhiều vào vị trí này khi đã có kinh nghiệm ít nhất từ 1- 2 năm.

Các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong ngành sẽ giúp nhân viên thẩm định tín dụng vận dụng tốt vào việc đánh giá, phân tích, định giá được mức độ rủi ro trong các hồ sơ vay vốn tín dụng của khách hàng. Công việc này sẽ không phù hợp nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc thiếu kỹ năng về ngành ngân hàng.

Kết luận

Hy vọng với những thông tin trên đây về Thẩm định tín dụng là gì, và những kiến thức liên quan đến công việc này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và thành công hơn nhé!

Danh sách các công ty Fintech tại Việt Nam uy tín 2022

Trader thông minh – Fintech hiện đang là một trong những thắc mắc của khá nhiều người hiện nay khi các bạn liên tục thấy cụm từ này đang xuất hiện trên mạng xã hội. Nắm bắt về xu hướng để phát triển theo Fintech thì đây có thực sự là một hướng phát triển đúng hay không?

Sau đây hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để tìm câu trả lời nhé!

Các sản phẩm nổi bật của Fintech

Các sản phẩm nổi bật của Fintech

Tham khảo thêm:

Công nghệ Fintech hiện đang được áp dụng khá nhiều trên thị trường Việt với sự đa dạng về sản phẩm. Các dòng sản phẩm nổi bật nhất của Fintech được biết tới như sau:

Ví điện tử

Ví điện tử chính là sản phẩm chính của Fintech để hỗ trợ khách hàng có thể thanh toán các dịch vụ khác dễ dàng và đơn đơn. Thông qua ví điện tử người dùng có thể thanh toán:

  • Hóa đơn định kỳ như tiền điện, tiền nước, truyền hình cáp, internet
  • Hợp đồng vay trả góp, vay tiêu dùng
  • Mua vé xem phim, vé tàu, vé máy bay,…
  • Tra cứu bảng giá ngoại tệ, cập nhật giá vàng

Tại Việt Nam thì các loại ví điện tử được sử dụng phổ biến là VNPay, Momo, Zalopay,…

Cho vay vốn

Dưới sự phát triển của công nghệ tài chính Fintech các bạn có thể dễ dàng tiến hành vay tiền trên app hay website bất kỳ. Chỉ cần tiến hành đăng ký với bên cho vay về mức khoản vay bạn muốn và tiến hành thỏa thuận điều khoản vay.

Ứng dụng cho vay tiền online này thường hoạt động liên tục 24/7 nên bất cứ khi nào bạn có nhu cầu vay vốn đều có thể liên hệ để nhận hỗ trợ. Sự tiện ích của hình thức vay này chính là sau khi hồ sơ vay của bạn được thẩm định thì sẽ nhận được khoản vay trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của mình ở bất cứ thời điểm nào trong ngày.

Tại Việt Nam bạn có thể chọn lựa dịch vụ vay tiền online tiện ích và an toàn của Avay, Doctordong,….

Chuyển tiền online

Fintech được áp dụng trong chuyển tiền online dưới hình thức sử dụng quen thuộc là Internet Banking hoặc Mobile Banking. Thay vì sử dụng hình thức chuyển tiền truyền thống là ra chi nhánh ngân hàng gần nhất để được nhân viên hỗ trợ làm thủ tục đăng ký, thì giờ đây bạn chỉ cần sử dụng Internet Banking.

Chỉ cần tải app Internet Banking và kích hoạt tại ngân hàng là có thể ngay lập tức chuyển tiền nhanh chóng. Đặc biệt, hiện nay đa số các ngân hàng đều cho phép khách hàng chuyển tiền online không mất phí nên càng tạo điều kiện hơn nữa cho người tiêu dùng.

Hỗ trợ giao dịch chứng khoán

Cũng giống như hình thức chuyển tiền online hiện nay, thông qua ứng dụng Fintech bạn cũng có thể thực hiện giao dịch chứng khoán dễ dàng. Thay vì phải tới trực tiếp các sàn giao dịch chứng khoán, chỉ cần sở hữu trong tay chiếc điện thoại, Ipad hay laptop có kết nối internet là có thể dễ dàng thực hiện đầu tư chứng khoán. Bạn cũng không cần phải thông qua môi giới mà cũng có thể đặt lệnh mua bán dễ dàng.

Đồng tiền điện tử – Bitcoin

Bitcoin hiện đang là sản phẩm đặc biệt của ngành tài chính, đây là loại tiền điện tử được phân cấp và trao đổi trực tiếp. Bạn có thể thực hiện giao dịch chuyển đổi dễ dàng không cần thông qua ngân hàng hay đơn vị kết nối trung gian nào. Đây cũng là sản phẩm nổi bật nhất của công nghệ tài chính Fintech.

Ví dụ về Fintech trong thị trường

Ví dụ về Fintech trong thị trường

Fintech trong tài chính

Với Fintech tài chính thì mọi người có thể  suy nghĩ ngay đến những ứng dụng cho vay nhanh hiện nay như:

  • App vay tiền nhanh Doctordong: Ứng dụng hỗ trợ vay online 100% không chỉ trên điện thaoij mà ngay cả máy tính, hồ sơ đăng ký trực tuyến và được duyệt tự động không phải gặp mặt giúp người vay có được khoản vay nhanh chóng, việc vay onlien qua app giúp công ty cho vay có thể hỗ trợ tất cả mọi nơi không nhất thiết là phải xây dựng cơ sở chi nhánh khắp cả nước.

Fintech trong ngân hàng

Ứng dụng Mobile banking là một trong những ví dụ điển hình về công nghệ tài chính của ngân hàng, đó là một app do ngân hàng quản lý và hợp tác với các công ty Fintech để phát triển. Thông qua ứng dụng người sử dụng thẻ ATM có thể quản ký tài khoản của mình, xem lịch sử giao dịch, chuyển tiền cho số tài khoản, số điện thoại, số thẻ…một cách nhanh chóng và an toàn mà không cần đến ngân hàng. Không chỉ vậy mà có thể nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn dịch vụ, sinh hoạt, mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn.

Fintech trong chứng khoán

Hiện nay thay vì mở nhiều sàn giao dịch với đội ngũ nhân viên  số lượng lớn thì giờ đây các công ty mô giới có thể chuyển mình sang hình thức online. Người chơi chứng khoán không  cần đến sàn giao dịch, không cần gặp người tư vấn hỗ trợ và có thể đặt lệnh mua bán với cổ phiếu đang niếm yết trên sàn. Như vậy có thể giúp người đầu tư quyết định được thời gian mua và bán của mình, giúp người chơi theo dõi thông tin cổ phiếu hàng ngày.

Một số ứng dụng tiêu biểu như:  Olympatrade, Mitrade…

Vai trò của Fintech đối với cách mạng 4.0

Trong cuộc cách mạng 4.0 thì có thể nói Fintech đảm nhiệm vai trò vô cùng đặc biệt. Thông qua sự phát triển của công nghệ tài chính có thể:

  • Thay đổi thúc đẩy chuyển hóa hình thức bán hàng truyền thống sang bán hàng online
  • Hỗ trợ tiết kiệm tối đa chi phí trung gian mà vẫn đem lại hiệu quả cao từ đó thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ
  • Hỗ trợ thay đổi thị trường lao động trong lĩnh vực tài chính, chuyển đổi từ nguồn nhân lượng phổ thông sang nhân lực chất lượng cao.

Những rủi ro mà Fintech sẽ mang lại

Những rủi ro mà Fintech sẽ mang lại

Bên cạnh những điểm đột phá thì khi sử dụng Fintech khách  hàng cũng sẽ phải đối mặt với một vài rủi ro nhất định:

  • Nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân do lớp bảo mật kém. Bởi toàn bộ giao dịch Fintech đều được thực hiện thông qua kết nối internet, nếu lớp bảo mật kém thì cả đơn vị cung cấp và đơn vị sử dụng đều gặp rủi ro mất cắp thông tin.
  • Đội ngũ nhân sự nếu không được đào tạo bài bản, nâng cấp trình độ thì không thể nào khai thác được 100% hiệu quả khi sử dụng công nghệ tài chính.
  • Thị trường Fintech tại Việt Nam còn nhiều bất cập vốn hỗn loạn, rủi ro về lãi suất,…nên cần phải cân nhắc kỹ càng khi chọn lựa công ty Fintech uy tín
  • Cạnh tranh thị trường khá lớn cả về pháp luật, pháp lý nên cả người vay và người cho vay dễ gặp bất lợi

Danh sách các công ty Fintech tại Việt Nam

Hiện nay, có khoảng 154 công ty Fintech tại Việt Nam hoạt động trong các phân khúc chính như: thanh toán (payment), cho vay ngang hàng (P2P lending), công nghệ bảo hiểm (Insurtech), blockchain/cryptocurrency, ngân hàng số (digital banking), gọi vốn cộng đồng (crowdfunding), SMEs Financing, đầu tư và quản lý tài sản (retail investment & wealth management), Comparison, đánh giá điểm tín dụng (credit scoring), POS…

Trong đó, có một số công ty Fintech khởi nghiệp nổi tiếng ở Việt Nam như:

  • Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến (M_Service) – Ví điện tử MoMo
  • Công ty CP Đổi Mới Công Nghệ Tài Chính Fiin – FIIN CREDIT
  • Công ty Cổ phần ZION – Ví điện tử ZaloPay
  • Công ty Cổ phần AirPay – Shopee Pay
  • Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY)
  • Công ty cổ phần công nghệ và dịch vụ Whypay
  • Công ty TNHH dịch vụ di động Việt Nam
  • Công ty cổ phần giải pháp thanh toán điện lực và viễn thông
  • Công ty TNHH MTV tư vấn tài chính LGC
  • Công ty cổ phần TrueMoney Việt Nam
  • Công ty TNHH Grab…

Thực hư về Fintech lừa đảo

Fintech hỗ trợ rất nhiều cho ngành tài chính ngân hàng nhưng bên cạnh đó cũng vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Bởi hiện nay Fintech vẫn chưa được bảo hiểm tiền gửi và còn thiếu minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Đây là điểm yếu trong bảo mật bị rất nhiều đối tượng xấu đã sử dụng lỗ hổng này để lách tạo sự nguy hiểm cho cả người vay và người cho vay. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu và đưa ra phương pháp khắc phục sớm để Fintech được đưa vào sử dụng rộng rãi.

Kết luận

Hy vọng rằng với những thông tin trên đây về việc Fintech lừa đảo cũng như đang có những công ty Fintech nào đang hoạt động sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về công nghệ này nhé!

Fintech là gì? Bạn có đang hiểu đúng về công nghệ Fintech?

Trader thông minh – Ngày nay, thời đại công nghệ 4.0 đang mở ra một kỷ nguyên số dành cho hầu hết tất cả các lĩnh vực, đi đầu phải nhắc đến đó là lĩnh vực về tài chính ngân hàng. Thuật ngữ Fintech hiện đã không còn quá xa lạ nhưng nghe nhiều chưa chắc mọi người đã có thể hiểu về Fintech là gì?

Vì thế, trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Fintech là gì ngay nhé!

Fintech là gì?

Fintech là sự kết hợp của 2 thuật ngữ Finance + Technology nên có thể hiểu Fintech là Công nghệ tài chính. Bao gồm các sản phẩm, các dịch vụ, các quy trình,…công nghệ được đưa vào áp dụng trong thị trường tài chính để hỗ trợ nâng cao hiệu suất và nâng cấp hoàn thiện dịch vụ, sản phẩm.

Fintech là gì?

Tham khảo thêm:

Còn công ty Fintech là gì? Công ty Fintech là Công ty về giải pháp Công nghệ tài chính. Nghĩa là công ty chuyên về công nghệ và đưa sản phẩm của mình làm ra để triển khai, áp dụng trong ngành tài chính.

Công ty Fintech sẽ được chia thành 2 nhóm chính là:

  • Nhóm 1: Công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật để cải thiện, hỗ trợ hoạt động quản lý tài chính, tài trợ vốn cho startup.
  • Nhóm 2: Công ty thuộc dạng back-office hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính

Công nghệ tài chính này đã và đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, như công nghệ bảo mật ngân hàng, ví điện tử; công nghệ quản lý tài chính; thương mại trực tuyến B2C, mPOS,…

Hệ sinh thái Fintech là gì?

Hệ sinh thái Fintech thực ra là một cái tên gọi hay nói cách khác nó là môi trường để cho Fintech phát triển. Ở Việt Nam hiện nay hệ sinh thái Fintech tồn tại dựa vào 3 yếu tố: Khả năng tiếp cận thị trường, hỗ trợ pháp lý và khả năng tiếp cạnh vốn.

Hệ sinh thái Fintech hiện len lõi trên thị trường tập trung vào các mảng sau:

  • Trung gian thanh toán
  • Tài chính cá nhân
  • Cho vay ngân hàng
  • Công nghệ bảo hiểm
  • Ngân hàng số
  • Điểm tín dụng
  • Gọi vốn cộng đồng

Ví dụ về công nghệ tài chính Fintech

Dưới đây là một số ví dụ về Fintech trong một số lĩnh vực như:

  • Trong lĩnh vực tài chính: Nhờ ứng công nghệ Fintech, khách hàng có thể vay tiền trên các ứng dụng như Doctor Đồng, Money Cat, One Click Money, Cash 24, Senmo…mà không cần gặp mặt. Quy trình từ lúc làm hồ sơ đến lúc giải ngân đều được thực hiện 100% online. Người vay chỉ cần nộp hồ sơ qua website/ứng dụng, tổ chức cho vay sẽ dựa trên những thông tin đó để xét duyệt khoản vay mà không cần phải gặp mặt để thẩm định. Số tiền vay sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản của khách hàng cung cấp. Quy trình trả nợ cũng được thực hiện trực tuyến giúp người vay tiết kiệm khá nhiều thời gian và chi phí đi lại.
  • Trong lĩnh vực ngân hàng: Các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại (hay còn gọi là Mobile banking) chính là những ví dụ điển hình về Fintech của ngân hàng. Các ứng dụng đó do ngân hàng quản lý và liên với công ty Fintech để triển khai. Khi sử dụng ứng dụng ngân hàng, khách hàng có thể tự quản lý tài khoản của mình, thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn, chuyển khoản nội bộ, liên ngân hàng nhanh chóng mà không phải đến trực tiếp phòng giao dịch để làm thủ tục. Có thể thấy, Fintech là cánh tay nối dài của ngân hàng giúp ngân hàng dễ dàng kết nối với khách hàng ở khắp mọi miền của đất nước.

Đặc điểm của công nghệ Fintech

Đặc điểm của công nghệ Fintech

Khi đã hiểu được công nghệ Fintech là gì thì các bạn cũng cần phải quan tâm tới đặc điểm của công nghệ này như sau:

  • Fintech hỗ trợ tối ưu dịch vụ chuyển và thanh toán cho các ngân hàng. Giúp các ngân hàng có thể kiểm soát được các giao dịch tốt nhất với mức nhân sự ít nhất
  • Fintech hỗ trợ kết nối người đi vay và người cho vay với nhau không cần tiếp xúc trực tiếp. Mọi hoạt động về tiếp cận, đăng ký khoản vay,….đều được xử lý thông qua công ty cho vay sử dụng công nghệ tài chính Fintech.
  • Giúp người tiêu dùng chuyển từ hình thức vay truyền thống sang hình thức vay online để giảm áp lực nhân sự cho các công ty tài chính, các hệ thống ngân hàng
  • Có thể đồng thời xử lý các nhu cầu của khách hàng trong một lần.

3 nhóm đối tượng của Fintech

– Các công ty Fintech: là các công ty công nghệ chuyên nghiên cứu và triển khai các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Khách hàng của công ty Fintech là người sử dụng cuối cùng hoặc là các ngân hàng, công ty tài chính (hay còn gọi là các định chế tài chính).

– Các định chế tài chính: Mối quan hệ của các định chế tài chính và các công ty Fintech rất mật thiết khi họ luôn quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật số để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Có 2 phương án được các định chế tài chính sử dụng:

  • Sử dụng các dịch vụ do công ty Fintech
  • Trực tiếp đầu tư nguồn nhân lực để tập trung nghiên cứu, áp dụng công nghệ vào hệ thống của mình để tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.

– Khách hàng: là mục tiêu chính mà các định chế tài chính hướng đến. Việc áp dụng công nghệ tài chính không chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh cho các định chế tài chính mà còn mang lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về Fintech là gì. Nếu lâu nay các bạn vẫn đang thắc mắc về công nghệ này thì đây là một bài viết hữu ích dành cho bạn.

Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì?

Trader thông minh – Bạn đã từng nghe qua về thuật ngữ Nhu cầu vốn lưu động chưa? Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm thông tin về khái niệm này thì theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì?

Tham khảo thêm:

Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì?

Nhu cầu vốn lưu động còn được gọi là nhu cầu vốn luân chuyển theo thuật ngữ tiếng Anh là working capital requirement, đây là thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức, phát sinh nhu cầu vốn ngắn hạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay tổ chức nào đó.

Công thức tính nhu cầu vốn lưu động

Nhu cầu vốn lưu động có thể xác định liệu một doanh nghiệp có khả năng đáp ứng những nghĩa vụ ngắn hạn của nó hay không và đồng thời, cần bao nhiêu thời gian để làm được điều đó. Với ít hoặc không có vốn lưu động, có lẽ tương lai của doanh nghiệp sẽ không mấy tốt đẹp. Vốn lưu động cũng hữu ích trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của một doanh nghiệp.

Công thức tính nhu cầu vốn lưu động là:

Nhu cầu vốn lưu động = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là tài sản phản ánh tổng giá trị tiền, các khoản tương đương tiền và các tài sản ngắn hạn khác có thể chuyển đổi thành tiền, có thể bán hay sử dụng trong vòng không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo.

Hay nói cách khác là các tài sản ngắn hạn đang được doanh nghiệp sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác trên bảng cân đối kế toán.

Tài sản ngắn hạn thường bao gồm:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,…
  • Các khoản phải thu khách hàng (công nợ)
  • Hàng tồn kho (thiết bị máy móc, dụng cụ)
  • Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (chứng khoán ngắn hạn, bất động sản…)

Nợ ngắn hạn

Nợ ngắn hạn là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường. Nợ ngắn hạn thường bao gồm: khoản nợ người bán – người mua (thanh toán mua hàng), phải trả cán bộ công nhân viên (tiền lương), các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải thanh toán theo hợp đồng và các khoản phải trả phải nộp khác.

Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động là gì?

Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động là gì?

Từ công thức tính Nhu cầu Vốn lưu động ta có thể thấy:

Trường hợp 1: Nhu cầu vốn lưu động > 0

Trường hợp Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, thì Nhu cầu Vốn lưu động sẽ dương. Công ty đủ nguồn lực để thanh toán cho các khoản nợ trong ngắn hạn và việc hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.

Trường hợp 2: Nhu cầu vốn lưu động < 0

Trường hợp Tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, thì Nhu cầu Vốn lưu động sẽ âm hay còn gọi là Thâm hụt nhu cầu vốn lưu động. Công ty đang thể hiện thiếu nguồn lực để thanh toán cho các khoản nợ trong ngắn hạn, chỉ tiêu này càng lớn thì mức độ thâm hụt càng cao, việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ có khả năng bị gián đoạn do các chủ nợ của công ty gây khó khăn, nguy hiểm nhất là có khả năng công ty bị phá sản.

Ví dụ: Có thể lấy ví dụ cho trường hợp này như sau:

Khi nhu cầu vốn lưu động thâm hụt, công ty rất khó khả năng thanh toán cho nhà cung cấp điều này dẫn đến nhà cung cấp sẽ không sẽ không tiếp tục cung cấp hàng hóa cho công ty, dẫn đến công ty không có sản phẩm để tiếp tục quá trình tiêu thụ, và sẽ không có lợi nhuận để quay vòng vốn. Tiếp đến dẫn đến hệ lụy là người lao động không kịp thời được thanh toán tiền lương, thì sẽ dễ gây ra các tâm lý không tốt, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu kéo dài quá lâu, có thể gây nên đình công, hoặc người lao động nghỉ việc hàng loạt.

Khi nhu cầu vốn lưu động bị thâm hụt, để có đủ nguồn lực thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, công ty sẽ cần sử dụng tài sản dài hạn để thanh toán. Tuy nhiên, tài sản dài hạn thường là các tài sản khó có khả năng thanh khoản cao như tài sản cố định nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị…dẫn đến thời gian chuyển đổi thành tiền mặt sẽ dài và tốn kém nhiều chi phí.
Cho nên ý nghĩa của việc quản trị Nhu cầu Vốn lưu động là rất quan trọng, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là thông suốt và liên tục.

Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động là gì?

Ý nghĩa Nhu cầu vốn lưu động là gì?

Qua chia sẻ trên các bạn đã hiểu phần nào về tính chất và ý nghĩa của nhu cầu vốn lưu động. Tiếp theo, để biết nhu cầu vốn lưu động như thế nào là hợp lý là đủ thì chúng ta có thêm khái niệm về tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động.

Tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng các tài sản hiện có trong ngắn hạn.

Cách tính Tỷ lệ nhu cầu Vốn lưu động

Có thể nói rằng, tỷ lệ nhu cầu vốn lưu động thể hiện rõ tình hình kinh doanh và thực trạng nội tại trong công ty đó. Cách tính như sau:

Tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn (Tỷ lệ này cho chúng ta biết Tài sản ngắn hạn bằng bao nhiêu lần so với Nợ ngắn hạn).

Tỷ lệ này thể hiện:

  • Nếu tỷ lệ Nhu cầu vốn lưu động < 1: thì chứng tỏ Nhu cầu Vốn lưu động sẽ âm (hay còn gọi là thâm hụt Nhu cầu Vốn lưu động), tình trạng công ty kinh doanh rất bết bát.
  • Nếu 1 < tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động <2: Chứng tỏ tình hình tài chính của công ty đang duy trì ở mức tương đối ổn định, khả năng thanh toán tốt, và kiểm soát được dòng tiền cho cả ngắn hạn và dài hạn.
  • Nếu tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động >2: Tức là tài sản ngắn hạn hơn gấp 2 lần nợ ngắn hạn, Thể hiện doanh nghiệp đang có dòng tiền ngắn hạn rất mạnh, có khả năng thanh toán rất tốt cho các nhà cung cấp, tiền lương, nợ thuế,… và đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.

Tuy nhiên, điều này cũng thể hiện, công ty đang không có nhiều các hoạt động đầu tư vào Tài sản dài hạn nhằm mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư mở rộng nhà máy, mua máy móc thiết bị, dây chuyền, đầu tư thêm các Công ty liên doanh, liên kết,… luồng tiền để ở Tài sản ngắn hạn nhiều sẽ cho lãi thu được thấp hơn so với đầu tư vào các Tài sản dài hạn.

Từ công thức tính tỷ lệ trên, ta có thể đúc kết một điều rằng: Tỷ lệ Nhu cầu Vốn lưu động > 1 thường là sẽ tốt, thể hiện công ty đang có khả năng thanh toán tốt, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, thông suốt.

Mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng

Một doanh nghiệp được coi là có cơ cấu vốn an toàn nếu doanh nghiệp đó thường xuyên có một phần nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.

Mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được quyết định bởi cơ cấu của vốn lưu động và vốn tín dụng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động. Một doanh nghiệp dùng nhiều vốn lưu động ròng để tài trợ nhu cầu vốn lưu động có thể dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp dựa vào nguồn vốn tín dụng quá nhiều thì mức rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng tăng cao.

Cho nên, một doanh nghiệp cần xác định tỉ lệ hợp lý giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động. Dựa vào mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động và vốn lưu động ròng có thể đánh giá mức độ vay nợ, mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin về Nhu cầu vốn lưu động (Working capital requirements) là gì? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy comment bên dưới nhé!

Lãi suất Libor – Sử dụng lãi suất Libor như thế nào?

Trader thông minh – Lãi suất Libor là một trong những mức lãi suất quan trọng nhất ở trên thị trường tài chính toàn cầu hiện nay, nó được ví như phong vũ biểu (những chỉ số về kinh tế và thị trường, thể hiện và dự báo cho một xu hướng hay trào lưu nào đó trong tương lai) để xác định sức khỏe tài chính của hệ thống ngân hàng.

Vậy Lãi suất Libor là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Lãi suất Libor là gì?

Lãi suất Libor là gì?

Tham khảo thêm:

LIBOR là một loại lãi suất liên ngân hàng mà tại đó các ngân hàng cho nhau vay đối với các khoản vay ngắn hạn còn được hiểu là lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng Luân Đôn. Dù tên gọi như vậy nhưng thực chất LIBOR được xem như tiêu chuẩn tham chiếu toàn cầu và được niêm yết bằng năm loại tiền tệ là (USD, EUR, GBP, JPY và CHF).

Bản chất của Lãi suất Libor

LIBOR là lãi suất trung bình mà các ngân hàng lớn trên toàn cầu sử dụng khi cho vay vốn lẫn nhau. Nó dựa trên năm loại tiền tệ bao gồm đồng đôla Mỹ, đồng Euro, bảng Anh, yên Nhật và đồng franc Thụy Sĩ, và có 7 kì hạn khác nhau gồm lãi suất qua đêm, lãi suất 1 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng.

Sự kết hợp của 5 loại tiền tệ và 7 kì hạn dẫn đến tổng cộng 35 lãi suất Libor được tính toán và báo cáo mỗi ngày làm việc. Phổ biến nhất là lãi suất LIBOR 3 tháng tính bằng USD, thường được gọi là lãi suất Libor hiện tại.

LIBOR cũng là cơ sở cho các khoản vay tiêu dùng ở các nước trên thế giới, vì vậy nó tác động đến người tiêu dùng giống như các tổ chức tài chính. Lãi suất cho các sản phẩm tín dụng khác nhau như thẻ tín dụng, vay mua ô tô và các khoản thế chấp lãi suất có thể điều chỉnh dao động dựa trên lãi suất liên ngân hàng.

Sự thay đổi của LIBOR cho thấy mức độ dễ dàng mà các ngân hàng cho khách hàng vay tiền.

Cách xác định lãi suất Libor

Sàn Giao Dịch Liên Lục Địa (cơ quan tính toán và công bố lãi suất Libor) đã thành lập một hội đồng được chỉ định của các ngân hàng toàn cầu cho mỗi cặp tiền tệ và kỳ hạn. Cụ thể, hàng chục ngân hàng lớn, bao gồm Bank of America, Barclays, Citibank, Deutsche Bank, JPMorgan Chase và UBS tạo thành hội đồng cho LIBOR đô la Mỹ. Chỉ những ngân hàng có vai trò quan trọng trong thị trường London mới được coi là đủ điều kiện để trở thành thành viên trong ICE.

Cách xác định lãi suất Libor

Hàng ngày, ICE lấy thông tin từ các ngân hàng lớn trên thế giới về mức phí họ sẽ tính cho các ngân hàng khác đối với khoản vay ngắn hạn. Sau đó các ngân hàng bí mật gửi câu trả lời của họ cho mỗi kỳ hạn cho vay, từ lãi suất qua đêm đến một năm – lãi suất hàng năm đối với nguồn vốn không có bảo đảm trong một thời hạn cụ thể và loại tiền cụ thể. Lãi suất khởi điểm Libor là lãi suất mà các ngân hàng hàng đầu của Anh phải trả khi vay mượn nhau theo 10 loại tiền tệ và 15 kỳ hạn được quy định trước, ngắn nhất là qua đêm, dài nhất là 12 tháng.

Sau khi thu thập được các số liệu, cơ quan này tính Libor bằng cách loại bỏ mức lãi suất cao nhất và thấp nhất, sau đó tính trung bình cho các số còn lại. Sau khi tỷ lệ cho mỗi kỳ hạn và tiền tệ được tính toán và hoàn thành, chúng sẽ được IBA công bố mỗi ngày một lần vào khoảng 11:55AM theo giờ London.

Kể từ tháng 4 năm 2018, ICE đã đệ trình một đề xuất mới để tăng cường phương pháp tính toán LIBOR khi đề xuất sử dụng một phương pháp phân lớp, dựa trên giao dịch, dữ liệu, được gọi là phương pháp Thác nước (Waterfall Methodology) để xác định LIBOR. Nếu lãi suất Libor tăng lên, các khoản tiền trả lãi hàng tháng của người vay sẽ tăng lên theo. Ngược lại, nếu lãi suất Libor giảm xuống thì người vay sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi họ phải trả lãi ít hơn.

Tuy nhiên, khi Libor hạ thì các quỹ tương hỗ và quỹ lương hưu với các khoản đầu tư vào các tài sản dựa trên lãi suất Libor sẽ bị thiệt thòi khi mà họ sẽ nhận được ít hơn, có nghĩa khi Libor giảm không nhất thiết là một dấu hiệu tích cực.

Sử dụng lãi suất Libor như thế nào?

Lãi suất Libor được sử dụng trên toàn thế giới trong một loạt các sản phẩm tài chính, bao gồm:

  • Các sản phẩm liên ngân hàng tiêu chuẩn như hợp đồng lãi suất kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi lãi suất, quyền chọn lãi suất,…
  • Các sản phẩm thương mại như chứng chỉ tiền gửi có lãi thả nổi, các khoản thế chấp có lãi suất thay đổi
  • Các sản phẩm hỗn hợp như nghĩa vụ nợ được thế chấp và các loại trái phiếu, trái phiếu có thể mua lại,…
  • Các sản phẩm liên quan đến vay tiêu dùng như khoản vay sinh viên

Tầm quan trọng của LIBOR đối với thị trường tài chính thế giới

London là một trung tâm tài chính lớn của châu u và thế giới, vì thế mà lãi suất LIBOR tác động không riêng gì tại London mà cả châu u cũng như mở rộng tầm ảnh hưởng đến nhiều nước khác khắp các châu lục. Cụ thể, ngay tại Việt Nam loại lãi suất này cũng được xem là một công cụ tham chiếu quan trọng được nhiều nhà phân tích và trader ưa thích trên thị trường tài chính.

Tầm quan trọng của LIBOR đối với thị trường tài chính thế giới

Tầm quan trọng của lãi suất Libor thực sự đã vượt ra ngoài London, thậm chí là Châu u và thực tế là lãi suất LIBOR đã trở thành một trong những số liệu quan trọng toàn cầu trong thị trường tài chính. Các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các công ty tín dụng khắp mọi nơi trên thế giới đều nhìn vào LIBOR để ấn định mức lãi suất riêng cho họ. Những hợp đồng khổng lồ có trị giá hàng triệu USD trải dài những kỳ hạn khác nhau từ qua đêm cho đến 30 năm, tất cả đều tham khảo LIBOR như mức tiêu chuẩn.

Ảnh hưởng của LIBOR không chỉ giới hạn trong lĩnh vực nhà ở mà còn được sử dụng phổ biến như lãi suất thả nổi, lãi suất qua đêm, hợp đồng tương lai, thế chấp, khoản vay cho sinh viên, và thậm chí là quỹ hoạt động. LIBOR được sử dụng để thiết lập các mức giá cho những hợp đồng lãi suất tương lai để giúp các công ty bảo hiểm rủi ro lãi suất.

Theo một cách nói hình tượng, lãi suất LIBOR đã trở thành một công cụ tham chiếu quan trọng cho các công cụ tài chính, chẳng hạn như hợp đồng tương lai, đồng đô la Mỹ, hợp đồng hoán đổi lãi suất và thế chấp lãi suất thay đổi.

Ngoài ra, lãi suất này có vai trò đáng kể trong thời điểm thắt chặt tín dụng khi ngân hàng nước ngoài khao khát đô la Mỹ. Thực tế, LIBOR đóng vai trò quan trọng đối với việc thanh toán nợ thế chấp tại Mỹ với khoảng 1,2 nghìn tỷ đô la các khoản thế chấp có thể tỷ lệ điều chỉnh gắn với lãi suất này.

LIBOR cũng là cơ sở cho các khoản vay tiêu dùng ở các nước trên toàn thế giới, vì vậy nó tác động đến cả người tiêu dùng, doanh nghiệp kinh doanh cũng như các tổ chức tài chính. Lãi suất của các sản phẩm tín dụng khác nhau như thẻ tín dụng, vay mua ô tô và thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh dao động dựa trên lãi suất liên ngân hàng. Sự thay đổi về tỷ lệ này giúp xác định sự dễ dàng vay giữa ngân hàng và người tiêu dùng.

Nhưng có một nhược điểm khi sử dụng tỷ lệ lãi suất này đó là mặc dù chi phí vay thấp hơn có thể hấp dẫn người tiêu dùng, nhưng nó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của một số chứng khoán. Một số quỹ tương hỗ có thể được gắn vào LIBOR, do đó lợi suất của họ có thể giảm khi lãi suất này biến động.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin về Lãi suất Libor là gì, và tầm quan trọng của nó trong thị trường tài chính. Chúc các bạn sẽ giao dịch hiệu quả và thành công nhé!

Sự khác biệt giữa dòng tiền (CF) và dòng tiền thuần (FCFF)

Trader thông minh – Hiện nay, để biết được trong hoạt động kinh doanh của mình thì các chủ đầu tư thu lời từ khoản kinh doanh này là bao nhiêu thì các bạn sẽ cần phải nắm bắt rõ được về vấn đề quản lý dòng tiền thuần dựa trên doanh thu theo như đúng quy định của pháp luật hiện hành. Một doanh nghiệp để có thể đảm bảo được về sự sống còn của doanh nghiệp mình thì cần phải nắm được những việc rất quan trọng đó là quản lý dòng tiền thuần của doanh nghiệp.

Vậy sự khác biệt giữa dòng tiền (CF) và dòng tiền thuần (FCFF) như thế nào? Hãy theo dõi ngay sau đây nhé!

Ý nghĩa của việc xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp

Ý nghĩa của việc xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp

Tham khảo thêm:

+ Dựa vào dòng tiền này, chúng ta sẽ xác định được giá trị doanh nghiệp gồm cả của chủ nợ và chủ sở hữu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền. Do đó, khi muốn tính phần giá trị của chủ sở hữu chúng ta trừ đi phần vốn vay nợ. Tất nhiên, khi chiết khấu dòng tiền này chúng ta phải sử dụng chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC).

+ Việc xác định FCFF còn để điều chỉnh các chính sách tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu FCFF < 0, điều này cho thấy dòng tiền hoạt động tạo ra không đủ để tài trợ cho nhu cầu đầu tư mới vào tài sản cố định và vốn lưu động thuần tăng thêm.

Khi đó, phần thâm hụt này sẽ cần được tài trợ bừng việc huy động thêm nguồn vốn mới (vốn vay hoặc vốn cổ phần), hoặc sẽ phải điều chỉnh lại chính sách đầu tư vốn của doanh nghiệp theo hướng giảm bớt nhu cầu đầu tư.

+ Ngược lại FCFF > 0 thì dòng tiền tạo ra đã thỏa mãn nhu cầu đầu tư mà vẫn còn dư thừa, do đó doanh nghiệp sẽ điều chỉnh chính sách vay nợ theo hướng giảm bớt nợ, hoặc điều chỉnh chính sách cổ tức theo hướng tăng mức chi trả cổ tức cho cổ đông, thậm chí thực hiện mua lại cổ phần.

Ưu điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần FCFF

Phương pháp này cho thấy dòng thu nhập của doanh nghiệp từ việc sử dụng tài sản (không tính đến cơ cấu nguồn vốn); Khi dòng thu nhập tăng lên đáng kể thì giá trị doanh nghiệp cũng tăng lên; Phù hợp với các doanh nghiệp có sử dụng đòn bẩy tài chính cao hoặc đang trong quá trình thay đổi đòn bẩy tài chính.

Hạn chế của phương pháp chiết khấu dòng tiền theo FCFF

Với mỗi quy mô và qúa trình hoạt động của Doanh nghiệp sẽ tạo những khó khăn riêng với nhà đầu tư khi sử dụng phương pháp này.

Ví dụ doanh nghiệp đang trong quá trình tái cấu trúc thì việc thay đổi như mua thêm tài sản hoặc thay thế cơ cấu vốn cổ đông, chính sách cổ tức sẽ dẫn đến khó khăn và tác động đến yếu tố rủi ro của DN trong ước tính dòng tiền dự kiến. Do đó, sử dụng số liệu trong quá khứ sẽ khó phản ánh đúng giá trị của DN này.

Vì vậy, để có ước tính được giá trị DN trong trường hợp này thì FCFF dự kiến phải phản ánh được các tác động của thay đổi sắp tới và tỷ lệ chiết khấu phải phản ánh đầy đủ hoạt động kinh doanh mới và các rủi ro của DN thì NĐT sẽ gặp khó khăn trong việc chọn một tỷ lệ phù hợp.

Trường hợp doanh nghiệp nhỏ, vì những doanh nghiệp này không có chứng khoán giao dịch trên thị trường nên không thể tính được thông số rủi ro của DN nghiệp dẫn đến khó khăn trong việc xác định tỷ suất chiết khấu. Vì vậy, NĐT chỉ có thể xem xét rủi ro của DN thông qua số liệu kế toán có sẵn của DN đó.

Ngoài ra, với DN có đòn bẩy chính cao hoặc có thay đổi đòn bảy tài chính sẽ có những sự biến động khoản nợ thanh toán, giá trị vốn chủ sở hữu dẫn đến khó khăn trong việc tính FCFF do chúng nhạy cảm hơn với các giả thiết, sự tăng trưởng và rủi ro.

Sự khác biệt giữa dòng tiền (CF) và dòng tiền thuần (FCFF)

Sự khác biệt giữa dòng tiền (CF) và dòng tiền thuần (FCFF)

Dòng tiền và dòng tiền thuần là 2 khái niệm về dòng tiền trong doanh nghiệp. Tìm hiểu kỹ hơn về định nghĩa 2 dòng tiền này, hãy cùng chúng tôi đi vào chia sẻ bên dưới nhé.

Dòng tiền là sự luân chuyển số tiền mặt, các khoản tài sản tương đương tiền, hoặc tài sản có thể nhanh chóng quy đổi ra tiền mặt vào và ra khỏi doanh nghiệp. Dòng tiền dương cho thấy tài sản ròng của công ty đang tăng lên, cho phép họ giải quyết các khoản nợ, tái đầu tư vào kinh doanh, trả tiền cho cổ đông, chi trả các chi phí và cung cấp như một tấm khiên che chắn các thách thức, khó khăn trong tương lai.

Các doanh nghiệp có tính linh hoạt về tài chính có thể tận dụng lợi thế của các khoản đầu tư sinh lợi. Họ sẽ dễ dàng vượt qua khi gặp suy thoái bằng cách tránh các chi phí phát sinh từ khó khăn tài chính.

Ngay cả khi công ty có lợi nhuận cũng có thể gặp thất bại khi hoạt động không tạo ra đủ tiền mặt để thanh toán nợ phải trả. Do đó các nhà đầu tư và chủ nợ muốn biết liệu công ty có đủ tiền mặt và các khoản tương đương tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hay không. Để xem nếu một công ty có thể đáp ứng khoản nợ ngắn hạn của nó với lượng tiền mặt nó tạo ra từ các hoạt động kinh doanh, nhà phân tích nhìn vào tỷ số khả năng trả nợ.

Còn dòng tiền thuần là dòng tiền thu và sử dụng trong mỗi doanh nghiệp, nó cho thấy số tiền mà công ty còn lại để mở rộng kinh doanh hoặc trả cho cổ đông, sau khi trả cổ tức mua lại cổ phiếu hoặc trả xong nợ. Nói theo cách khác, dòng tiền thuần của một doanh nghiệp là lượng tiền mặt còn lại sau khi công ty đã thanh toán chi phí hoạt động và chi phí vốn. Để có thể biết được lợi nhuận thực sự của doanh nghiệp, các nhà phân tích sẽ tính dòng tiền tự do. Đó là một thước đo thực sự đúng về hiệu quả tài chính.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin về Sự khác biệt giữa dòng tiền (CF) và dòng tiền thuần (FCFF). Chúc các bạn ngày mới thật thành công!

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là gì?

Trader thông minh – Bạn có đang tìm hiểu về Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là gì không? Nếu vẫn đang tìm hiểu về thuật ngữ này thì hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là gì?

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là gì?

Tham khảo thêm:

Dòng tiền thuần (tiếng Anh là Free Cash Flow to the Firm – FCFF) thể hiện lượng tiền từ các hoạt động kinh doanh có sẵn để phân phối sau khi hạch toán chi phí khấu hao, thuế, vốn lưu động và các khoản đầu tư.

Dòng tiền thuần bao gồm 3 loại chính:

  • Dòng tiền thuần trong hoạt động kinh doanh
  • Dòng tiền thuần trong hoạt động tài chính
  • Dòng tiền thuần từ các hoạt động đầu tư

Bản chất của FCFF

FCFF là phép đo lợi nhuận của một công ty sau toàn bộ các khoản chi phí và tái đầu tư. Nó là tiêu chuẩn được sử dụng để so sánh và phân tích sức khỏe tài chính của một công ty.

  • Nếu FCFF dương → công ty còn tiền sau các khoản chi phí
  • Ngược lại FCFF âm → công ty không tạo đủ doanh thu để trang trải các chi phí và hoạt động đầu tư của mình.

Công thức xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF)

Công thức xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF)

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp được tính theo công thức chung sau:

FCFF = NI + NC + [I x (1-TR)] – LI – IWC

Trong đó:

  • FCFF: Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (Free Cash Flow to Firm)
  • NI: Thu nhập ròng (Net Income)
  • NC: Phí không bằng tiền mặt (Non-cash charges)
  • I: Lãi (Interest)
  • TR: Mức thuế (Tax Rate)
  • LI: Mức đầu tư dài hạn (Long-term Investments)
  • IWC: Mức đầu tư cho vốn lưu động (Investments in Working Capital)

Ý nghĩa của việc xác định dòng tiền thuần của doanh nghiệp

Dòng tiền thuần của doanh nghiệp – FCFF thể hiện cho lượng tiền mặt có sẵn dành cho các nhà đầu tư sau khi công ty thanh toán tất cả các chi phí kinh doanh, đầu tư tài sản lưu động (như hàng tồn kho) và đầu tư tài sản dài hạn (như trang thiết bị). FCFF bao gồm trái chủ (Bondholder) và cổ đông là những người hưởng lợi khi xem xét số tiền còn lại cho các nhà đầu tư.

Việc tính toán FCFF là một chỉ số về hoạt động của một công ty và hiệu quả hoạt động của nó. FCFF xem xét tất cả dòng tiền vào dưới dạng doanh thu, dòng tiền ra dưới dạng chi phí thông thường và tất cả các khoản tiền được tái đầu tư để phát triển doanh nghiệp.

Số tiền còn lại sau khi tiến hành tất cả các hoạt động này đại diện cho FCFF của một công ty.

Nắm rõ được FCFF của một công ty cho phép các nhà đầu tư kiểm tra xem cổ phiếu của công ty đó có được định giá đúng hay không. FCFF cũng thể hiện khả năng một công ty trong việc trả cổ tức, tiến hành mua lại cổ phần hay trả nợ cho người nắm giữ cổ phiếu. Bất kỳ nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc vốn cổ phần đại chúng của 1 công ty trước tiên nên kiểm tra FCFF của nó.

Giá trị FCFF dương cho thấy công ty còn tiền sau khi thanh toán các khoản chi phí. Nếu âm thì có thể thấy công ty không tạo đủ doanh thu để trang trải các chi phí và hoạt động đầu tư.

Trong trường hợp thứ 2, nhà đầu tư nên tìm hiểu sâu hơn để đánh giá lý do tại sao chi phí thông thường và chi phí đầu tư lại vượt quá doanh thu. Nó có thể là kết quả của một mục đích kinh doanh cụ thể. Ví dụ như các công ty công nghệ phát triển cao luôn đầu tư ra bên ngoài một cách nhất quán.

Lợi ích của việc sử dụng FCFF

Dòng tiền thuần cho doanh nghiệp – FCFF được cho là chỉ số tài chính quan trọng nhất của giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Giá của một cổ phiếu được coi là tổng kết của dòng tiền mặt dự kiến ​​của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, cổ phiếu không phải lúc nào cũng có giá chính xác. Hiểu biết về FCFF của doanh nghiệp cho phép các nhà đầu tư kiểm tra xem một cổ phiếu có đáng giá không.

FCFF cũng thể hiện khả năng trả cổ tức của doanh nghiệp, thực hiện mua lại cổ phần hoặc trả nợ. Bất kỳ nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp thì nên kiểm tra FCFF.

Một giá trị FCFF tích cực sẽ chỉ ra rằng doanh nghiệp có tiền mặt còn lại sau khi trừ chi phí. Một giá trị tiêu cực cho thấy rằng doanh nghiệp không tạo ra đủ doanh thu để trang trải các chi phí và hoạt động đầu tư. Trong trường hợp đó, một nhà đầu tư nên đào sâu hơn để đánh giá lý do tại sao điều này xảy ra. Đó có thể là một quyết định có ý thức, như trong các doanh nghiệp công nghệ cao đang có mức tăng trưởng cao nhất, hoặc có thể là tín hiệu của các vấn đề tài chính.

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin về Dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF) là gì, và công thức tính dòng tiền thuần của doanh nghiệp (FCFF). Chúc các bạn sẽ thành công!

Hướng dẫn cách cài đặt Metatrader 4 đơn giản

Trader thông minh – Metatrader 4 – Đây là một công cụ nền tảng không thể thiếu đối với hầu hết mọi trader khi tham gia đầu tư vào thị trường ngoại hối. Cho nên, ngay tại bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ một cách đầy đủ nhất về thông tin cũng như là hướng dẫn sử dụng MT4.

Hãy cùng theo dõi ngay sau đây!

Điểm khác nhau giữa MT5 và MT4 là gì?

Trong khi nền tảng giao dịch MT4 sẽ ghi lại từng giao dịch riêng biệt và cho phép quản lý từng vị thế một cách độc lập thì MT5 sẽ tổng hợp tất cả các vị thế một cách tự động. Do đó, chỉ có MT4 mới có thể giải quyết vấn đề về bảo hiểm rủi ro. Còn Metatrader 5 thì không!

Điểm khác nhau giữa MT5 và MT4 là gì?

Tham khảo thêm:

Điều này phù hợp với các trader ở Mỹ. Vì họ không được phép bảo hiểm rủi ro trong mọi trường hợp. Nhưng ở hầu hết các nước trên thế giới, nhiều trader không có khả năng thực hiện các hoạt động bảo hiểm rủi ro. Và nó gây ra sự phiền toái một cách không cần thiết. Có lẽ đây là lý do chính khiến nhiều trader cảm thấy khó chịu khi bị “ép” phải sử dụng Metatrader 5 thay cho MT4 bởi các sàn giao dịch của họ và tất nhiên là cũng bởi MetaQuotes.

Như vậy, Metatrader 5 đã phát triển dựa trên thị trường tập trung ngoài Forex và thị trường Mỹ. Nó có thể đáp ứng nhu cầu vốn có của thị trường này tốt hơn hẳn so với MT4. Metatrader 5 đã được phát triển để thu hút thị trường không phải Forex và thị trường Mỹ. Thêm nữa là để đáp ứng nhu cầu vốn có của những thị trường này tốt hơn so với MT4.

Hướng dẫn cách cài đặt Metatrader 4 đơn giản

Với sự ưa chuộng đông đảo các trader nên MT4 hiện nay đã xuất hiện và tương thích hầu hết trên các phiên bản khác nhau của điện thoại và máy tính.

Tải MT4 trên thiết bị di động

Hướng dẫn cách cài đặt Metatrader 4 đơn giản

Đối với điện thoại hoặc máy tính bảng của  hệ điều hành iOS thì trader lên App Store, tìm từ khoá Metatrader 4 hoặc MT4 và tiến hành cài đặt là được. Phiên bản Android cũng thực hiện tương tự với CHPlay.

Cài đặt MT4 trên máy tính hoặc laptop

Còn đối với máy tính hoặc Laptop, các trader truy cập vào trang web của sàn forex đã đăng ký. Sau đó, tìm đến mục Nền tảng Platform, lựa chọn MT4 là tiến hành tải xuống để sử dụng.

Tải phần mềm MetaTrader 4 (MT4 download) trên Linux

Để cài đặt phần mềm MetaTrader 4 tại Linux thì các trader cần có bản phân phối Ubuntu. Và để tải MT4 trên bản phân phối này thì bạn lại cần có Wine – một phần mềm được sử dụng trên các hệ điều hành Linux để chạy các chương trình viết cho Window. Phần mềm này hoàn toàn miễn phí cho người sử dụng.

Do đó, bạn cần tải phiên bản Wine dành cho Ubuntu nếu muốn sử dụng Ubuntu.

Khi sử dụng phần mềm này, bạn cần chú ý những điểm sau:

  • Hoạt động của Wine vốn không ổn định. Vì vậy khi sử dụng một số tính năng của các ứng dụng trên Wine thường sẽ xảy ra lỗi hoặc gặp phải tình trạng không hoạt động.
  • Khi sử dụng bạn nên tải phần mềm Wine và Ubuntu phiên bản mới nhất.
  • Hướng dẫn tải phần mềm MetaTrader 4 (MT4 download) trên Linux. Điều đó sẽ giúp cho phần mềm Metatrader 4 hoạt động hiệu quả và ổn định nhất.

Khi cài đặt Wine, bạn cần nhập câu lệnh sau vào dòng lệnh, hay còn được gọi là “Terminal” trong Ubuntu: sudo apt-get install wine-stable

Chỉ cần nhập câu lệnh trên là một phiên bản mới và ổn định nhất của Wine sẽ được cài đặt. Tuy nhiên hãy kiểm tra xem câu lệnh mà bạn nhập vào Terminal có phải là câu lệnh mới nhất không. Các câu lệnh sẽ thay đổi cách viết khi nhà phát triển nâng cấp ứng dụng của mình để phát hành phiên bản Ubuntu mới. Sau khi nhập lệnh, hãy tiến hành tải và cài đặt nền tảng MT4 thông qua Wine cho máy tính của mình.

Cách đăng nhập và đăng xuất của nền tảng MT4

Hướng dẫn đăng nhập MT4

Sau khi bạn tải nền tảng MT4 về máy, hãy tiến hành đăng nhập vào MT4. Trong lần đầu tiên chạy MT4, hệ thống sẽ nhắc nhở bạn đăng nhập chi tiết vào tài khoản của mình. Tuy nhiên, nếu bạn đã có tài khoản giao dịch demo hoặc tài khoản giao dịch thực thì có thể tự đăng nhập. Bạn tiến hành nhấp vào tab “Tệp” nằm ở bên trái phía trên cùng của nền tảng. Tại đó, bạn nhấn vào ô “Đăng nhập vào Tài khoản Thương mại” và nhập tài khoản của mình vào đó.

Hướng dẫn đăng xuất MT4

Sau khi đăng nhập thành công nghĩa là bạn đã hoàn tất thiết lập MT4 của mình. Hiện tại, MT4 chưa có chức năng cụ thể cho việc đăng xuất khỏi nền tảng. Nếu bạn không muốn lưu chi tiết đăng nhập của mình tại MT4 thì khi tiến hành truy cập vào nền tảng, bạn không nên nhấn chọn mục “Lưu thông tin tài khoản”. Khi đó, bạn sẽ tự động được đăng xuất ra khỏi nền tảng khi đóng MT4.

Các sàn MT4 (MetaTrader 4) uy tín hiện nay 

MT4 là một trong những nền tảng giao dịch ngoại hối được ưa chuộng nhất hiện nay bởi khả năng khớp lệnh nhanh, cung cấp nhiều công cụ, tính năng giúp các trader tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Hiện nay đa phần các sàn forex uy tín đều hỗ trợ nền tảng MT4. Muốn biết đó là nền tảng nào thì mời bạn đọc hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây của chúng tôi.

  • Exness

Exness được đánh giá là sàn giao dịch uy tín là lớn nhất hiện nay nên không có gì quá ngạc nhiên khi ông lớn này cũng hỗ trợ nền tảng MT4. Tại website của Exness bạn hoàn toàn có thể tải nền tảng MT4 về điện thoại và máy mà không phải mất thời gian tìm kiếm link tài nền tảng MT4 chính thống.

  • XM

XM là sàn giao dịch ngoại hối đi tiên phong trong cung cấp nền tảng MT4 với tốc độ khớp lệnh nhanh nhất. Giao dịch trên MT4 bạn sẽ không bị báo giá lại, từ chối lệnh, thậm chí còn được giao dịch với đòn bẩy linh hoạt lên đến 1: 888.

  • Liteforex

Liteforex cung cấp đa dạng các nền tảng giao dịch như MT4, MT5, các phiên bản di động, web. Nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là MT4 và bạn hoàn toàn có thể tải nền tảng này trên Liteforex về điện thoại và máy tính của mình.

  • ICmarket

Tại ICMarket bạn sẽ được trải nghiệm kết nối Raw Pricing, tốc độ khớp lệnh cực nhanh, giao dịch linh hoạt trên nền tảng MetaTrader 4. Ngoài ra, tại đây khách hàng còn được giao dịch mới mức đòn bẩy hấp dẫn lên đến 1:500 và chênh lệch hoa hồng cực thấp.

  • Forex4you

Công cụ hỗ trợ giao dịch phổ biến nhất với tất cả tính năng dành cho thị trường ngoại hối là MT4 đã được tích hợp trên Forex4you. Giờ đây với nền tảng MT4 khách hàng có thể giao dịch ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào mình muốn. Ngoài ra, với tài khoản MT4 bạn cũng có thể giao dịch trên các nền tảng khác mà Forex4you hỗ trợ.

  • FBS

FBS cung cấp nền tảng MT4 cho Windows và Mac cũng như cho các nền tảng di động Android và iOS. Nên bạn hoàn toàn có thể tải MT4 trên website của FBS để giao dịch mọi lúc mọi nơi.

  • Olymp Trade

Không chỉ cung cấp nền tảng MT4 cho điện thoại và máy tính mà tại Olymp Trade bạn hoàn toàn có thể giao dịch nền tảng MT4 ngay trên phiên bản Web. Tuy nhiên, với hình thức này bạn sẽ bị giới hạn một số chức năng như không hỗ trợ cố vấn, kiểm tra chiến lược, lịch sử…

  • FXTM

Với mong muốn hướng đến sự đa dạng nên FXTM cung cấp nền tảng giao dịch trên cả PC, Mac, điện thoại và máy tính bảng nên bạn chỉ cần tải về và có thể sử dụng bất cứ công cụ nào để giao dịch.

KẾT LUẬN

Hy vọng với những chia sẻ về cách cài đặt MT4 trên đây của chúng tôi đã giúp ích nhiều cho các trader trong việc giao dịch để mang lại nhiều hiệu quả hơn nhé!

Lý do gì khiến cho nhà giao dịch yêu thích MT4?

Trader thông minh – MetaTrader 4 được đánh giá là một trong những loại công cụ về phân tích kĩ thuật tốt nhất hiện nay. Nếu như các bạn đang giao dịch forex thì chắc hẳn bạn sẽ không xa lạ với câu hỏi “MT4 là gì?” Tuy nhiên, nếu như bạn chưa từng sử dụng đến nền tảng MT4 để giao dịch, bạn có thể đăng kí một tài khoản demo để dùng thử nhé!

Vậy MT4 là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Phần mềm Metatrader 4

Phần mềm Metatrader 4 (Hay còn gọi là MT4) là phần mềm được cung cấp bởi đại đa số sàn giao dịch trên thị trường forex, nó cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư khi chọn sàn giao dịch. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ cũng là lúc các sàn giao dịch làm chủ các cuộc chơi, cung cấp những nền tảng giao dịch độc quyền. Tuy nhiên, đã có rất nhiều phần mềm độc quyền ra đời, nhưng chúng vẫn không đủ sức mạnh để đánh đổ vị trí của MT4 là gì trong lòng nhà đầu tư. Ngoài ra, phần mềm MetaTrader 4 giao dịch forex là nền tảng MT4 được cung cấp miễn phí cho người dùng.

Phần mềm Metatrader 4

Tham khảo thêm:

Không những chỉ có các nền tảng MT4 mà trên thị trường tài chính còn có tài khoản MT4 Forex. Vậy tài khoản Metatrader 4 là gì? Để thực hiện được giao dịch với nền tảng Metatrader 4 bạn cần có một tài khoản và đó là tài khoản MT4. Nói một cách rõ ràng hơn, thì tài khoản MT4 là nơi mà nhà đầu tư nạp tiền vào để giao dịch, số tiền nạp vào sẽ chuyển thẳng vào tài khoản MT4.

Các tính năng chính của MT4

  • Cho phép các chương trình chạy trên nền tảng của MT4 ( hay còn gọi là EA, robot forex), dùng để giám sát hoặc tự động thực hiện các giao dịch, tìm kiếm tín hiệu bằng những thuật toán đã được các trader lập trình sẵn.
  • Các chỉ báo trên MT4 có sẵn và tùy chỉnh như đặt lệnh, hủy lệnh, chốt lời và cắt lỗ.
  • Có tính năng “Depth of Market” (Độ sâu của thị trường) cho phép kiểm tra tính thanh khoản của thị trường.
  • Chức năng Market Prices báo giá thị trường theo thời gian thực.
  • Cho phép thực hiện các giao dịch 1 chạm.
  • Tích hợp đầy đủ các chỉ báo kỹ thuật phổ biến như đường xu hướng, MACD, RSI, Stochastic, Fibonacci… Nên hỗ trợ phân tích biến động thị trường chính xác nhất.
  • Xử lý cùng lúc số lượng lệnh lớn.
  • Có khả năng thiết lập các chỉ báo tùy chỉnh và chu kỳ thời gian khác nhau.
  • Meta Trader 4 đảm bảo khả năng lưu trữ an toàn và đầy đủ toàn bộ các dữ liệu.
  • Có hệ thống thư điện tử nội bộ để nhận và trao đổi thông tin với nhau.
  • Ẩn IP giao dịch nên sẽ không lo bị trộm cắp thống tin.

Ưu điểm của MT4 trong giao dịch Forex

Một trong những vấn đề quan trọng nhất khi phân tích là sự sẵn có các khung thời gian được thể hiện trên biểu đồ. Mặc dù các chỉ báo quan trọng nhưng quan trọng hơn nữa là bạn phải có các dấu hiệu xác nhận điểm vào & ra trên nhiều khung thời gian. Với MT4, bạn có 9 khung thời gian khác nhau, do đó bạn có thể dễ dàng đánh giá và phân tích xu hướng thị trường một cách khá chính xác.

Đối với các nhà giao dịch ngoại hối, indicator (các chỉ báo) được xem là công cụ quan trọng. Với MT4, bạn có thể truy cập vào hơn 50 chỉ báo khác nhau. Các chỉ báo này có thể làm nổi bật xu hướng, khối lượng và các dữ liệu quan trọng khác cho phân tích kỹ thuật. Thêm vào đó, bạn có thể tuỳ chỉnh các chỉ báo này theo nhu cầu của mình. Ví dụ như thay đổi màu sắc, thay đổi dữ liệu (các giai đoạn) sử dụng để tính toán. Điều này giúp các chỉ báo của MT4 vượt trội hơn so với các phần mềm khác.

Một sàn giao dịch ngoại hối luôn cung cấp giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua MT4. Mặc dù nếu là gián tiếp thì chi phí có thể cao hơn một chút. Ngoài phần mềm MT4, còn có một phần mềm khác cũng khá nổi tiếng là Metatrader 5. Phần mềm này ít phổ biến hơn, mặc dù cả hai đều được phát triển bởi MetaQuotes. Để hiểu tại sao lại như vậy, chúng ta cần phải xem xét phần mềm này kỹ hơn.

Lý do gì khiến cho nhà giao dịch yêu thích MT4?

Phần mềm này cho phép các Trader giao dịch ngoại hối và các sản phẩm tài chính khác như cổ phiếu, vàng, dầu, hàng hóa, chỉ số, tiền điện tử,…

Phần mềm MT4 được phát triển bởi công ty MetaQuotes Software của Nga và được ra mắt vào năm 2005. Hiện tại, mặc dù rất nhiều nền tảng được phát triển, ngay cả công ty mẹ của MT4 cũng đã đưa ra một nền tảng giao dịch mới là metatrader 5 (MT5). Nhưng không thể phủ nhận MT4 vẫn luôn là phần mềm phổ biến nhất, được nhiều nhà môi giới ngoại hối sử dụng để cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ.

Lý do gì khiến cho nhà giao dịch yêu thích MT4?

Sở dĩ nó được yêu thích là vì phần mềm MT4 không chỉ được sử dụng để giao dịch các sản phẩm tài chính mà còn cung cấp nhiều công cụ và chỉ số phân tích kỹ thuật cơ bản cho các nhà giao dịch. Không chỉ vậy, nền tảng này còn được nhiều lập trình viên tạo ra nhiều chỉ báo nâng cao rất phong phú và đa dạng mà bạn hoàn toàn có thể nghiên cứu để áp dụng vào kế hoạch giao dịch của chính mình.

Vừa cung cấp một sàn giao dịch với giao diện dễ thực hiện lại kèm theo những chỉ báo hiệu quả giúp nhà đầu tư đỡ tốn thời gian lại có được chiến lược phù hợp. Đây chính là sự lựa chọn thích hợp nhất đối với những người yêu thích đầu tư điện tử.

KẾT LUẬN

Hy vọng với những thông tin trên đây về Phần mềm Metatrader 4 là gì, và những lý do vì sao nó lại quan trọng trong giao dịch Forex thì chắc hẳn các bạn đã có thể hiểu rõ về phần mềm này rồi. Chúc các bạn sẽ giao dịch thành công và hiệu quả nhé!