Cộng đồng tố cáo sàn Glox lừa đảo với thủ đoạn tinh vi

Sự thật về sàn Glox lừa đảo

Tiếp tục chuỗi bài đánh giá các sàn Forex lừa đảo. traderthongminh.com nhận ủy thác từ độc giả tìm hiểu sàn Glox lừa đảo khách hàng là có thật hay không?. Sử dụng các nghiệp vụ tìm hiểu về sàn Forex. traderthongminh.com phát hiện rất nhiều vấn đề về sàn này. Mời các bạn theo dõi chi tiết trong bài này.

Website: www.theglox.com

Sự thật về sàn Glox lừa đảoSau khi tìm hiểu rõ ràng thì chúng tôi phát hiện ra đây chỉ là một sàn Forex mới thành lập và năm 2020 (Đến nay là hơn 01 năm). Và có nhiều hiệu đáng ngờ, vì các sàn Forex mở trong khoảng thời gian năm 2020 rất nhiều sàn bị tố lừa đảo như DK Trade, Swismess.

Sự thật về sàn Glox lừa đảo

Tiếp tục tìm hiểu thêm về thông tin sàn trên một trang tra cứu chất lượng sàn Forex. Thì điểm số của sàn này làm chúng tôi khá bất ngờ. Điểm số này là một trong những chỉ số tệ nhất để phản ánh một sàn Forex kém chất lượng và có dấu hiệu lừa đảo.

Sự thật về sàn Glox lừa đảo

Giấy phép của sàn Glox lừa đảo

Giấy phép của sàn Glox lừa đảo

Tham khảo thêm:

Đây là loại giấy phép mà sàn Glox lừa đảo quảng cáo được cấp tại quần đảo Marshall. Thực chất đây chỉ là loại giấy phép giá trị thấp, vì ở quần đảo Marshall thì hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động của các công ty kinh doanh Forex rất kém. Sàn Forex muốn đăng ký chỉ cần nạp một khoản tiền nhỏ lệ phí và kèm theo các hồ sơ cơ bản là đã được cấp loại giấy phép này. Thậm chí loại giấy phép này còn yếu hơn cả giấy phép của Saint Vincent và Grenadines.

Quần đảo Marshall được coi là nơi trú ẩn lý tưởng của các sàn Forex lừa đảo và các sàn Giao dịch quyền chọn nhị phân. Nên các bạn nên tránh xa các sàn Forex quảng cáo được cấp loại giấy phép này.

Thư tố cáo sàn Glox lừa đảo khách hàng

Sau đây là một thư tố cáo từ một độc giả gửi về cho traderthongminh.com. Tố cáo sàn Glox cố tình đưa ra tín hiệu sai làm khách hàng cháy 70% số tền đã nạp và gây khó khăn khi khách hàng đặt lệnh rút tền. Mời các bạn xem chi tết nội dung:

Gửi traderthongminh.com. Tình hình là mình mở tài khoản bên sàn TheGlox.com nhưng khi kỹ thuật (chuyên gia) bên sàn này hỗ trợ mình giao dịch thì đã lỗ 70% số vốn nạp vào, toàn đưa lệnh sai xu hướng và cân lệnh. Không chịu được áp lực nên mình đã cắt lỗ và đặt lệnh rút tiền để hi vọng còn chút vốn. Nhưng tất cả lệnh rút đều bị hủy. Khi mình hỏi đội hỗ trợ của sàn này thì chúng nó nói mình phải cập nhật lại hồ sơ rồi tiền sẽ về trong ngày. Mình kiên nhẫn làm theo hướng dẫn cập nhật lại hồ sơ và đặt 2 lệnh rút như sau:

  • Một lệnh là 2590$ ngày 14/6 thì được duyệt. (lúc này mình dọa nó nên mới cho 1 lệnh này về)
  • Một lệnh 12000$ ngày 10/6 thì không được duyệt .

Đến ngày 21/6 tụi nó nhắn tin qua bắt mình chia nhỏ 2 lệnh để duyệt luôn và mình đã thao tác chia thành 2 lệnh nhỏ : 12.000 thành mỗi lệnh 6.000 thì sẽ duyệt, nhưng chiều cùng ngày tụi nó lại liên hệ lại và nói vì mình làm 2 lệnh như vậy sẽ vi phạm dòng tiền xấu và sẽ bị đóng băng tài khoản 1 tháng. Mình bức xúc tranh cãi với nó sau nhiều lần rút tiền không thành công và nó nói là bây giờ sẽ hỗ trợ mình chia 4 lần làm lệnh. 1 lần làm lệnh 3.000, lệnh này thành công thì sẽ làm các lệnh còn lại.

Trước đó tụi nó còn gọi bảo mình phải giao dịch đủ lot thì mới được rút tiền về, nếu bây giờ mình rút thì sẽ bị cho là rửa tiền. Nhưng trước khi nạp tiền thì mình không hề nghe thấy nhân viên tư vấn về vấn đề này. Trong khi mình đã bị lỗ 70% vốn nó vẫn bảo là giao dịch chưa đủ quy định nên không cho rút. Nó chối không liên quan và tự làm việc với bên kỹ thuật.

Dưới đây là số điện thoại của 2 đứa nó và trang web sàn Glox lừa đảo:

  • Tuấn: 0902600054
  • Tú: 0586002970

Mình chấp nhận mất số tiền đã lỗ trước đó để trả giá cho sự thiếu hiểu biết của mình. Nhưng bây giờ 12.000$ còn lại cũng không biết có rút được không nữa.

Kết luận về sàn Glox lừa đảo

Các thông tin mập mờ không minh bạch, cùng với các bằng chứng rõ ràng từ cộng đồng thì traderthongminh.com khẳng định đây là một sàn Forex không đáng tin để mở tài khoản và tuyệt đối không nên nạp tiền vào sàn này để giao dịch.

Litecoin là gì? Thông tin chi tiết về Litecoin

Nếu như các bạn đã biết đến Bitcoin như là “vàng kỹ thuật số” thì Litecoin cũng chính là “bạc kỹ thuật số”. Litecoin thuộc một trong số những đồng Altcoin đứng trụ vững trong top 10 đồng tiền điện tử có giá trị vốn hóa thị trường cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Vậy thì Litecoin là gì? Hãy cùng traderthongminh.com chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Litecoin là gì?

Litecoin là một loại tiền ảo, được phát triển trên nền tảng mã nguồn Github. Nó có kí hiệu quốc tế là LTC. Đây cũng là loại tiền điện tử đầu tiên trên thế giới triển khai giao thức SegWit.

Litecoin là gì?

Litecoin được ra mắt lần đầu vào ngày 7/10/2011. Cha đẻ của LTC chính là Charlie Lee. Đây là một cựu nhân viên của Google. Mục tiêu ban đầu của Litecoin chính là tạo ra một phiên bản mới nhẹ hơn Bitcoin, dần dần thay thế Bitcoin trong các giao dịch thanh toán ngang hàng trên nền tảng internet.

Litecoin là tiền ảo, được sử dụng trên mạng ngang hàng internet

So với Bitcoin, thì Litecoin có khá nhiều điểm khác biệt nổi bật:

  • Bitcoin được xem là “vàng” với giá trị lưu trữ tiền tệ dài hạn. Còn Litecoin được xem là “bạc” dùng để giao dịch thanh toán hàng ngày.
  • Nền tảng mã hóa của Bitcoin là SHA256. Trong khi đó Litecoin sử dụng nền tảng Scrypt. Chính vì điều này, thợ đào tiền ảo có thể song song đào cả 2 loại mà không sợ xung đột hệ thống.
  • Về nhiều mặt, Litecoin được đánh giá là bản sao của Bitcoin. Tuy nhiên thời gian giao dịch của Litecoin tối ưu hơn nhiều so với Bitcoin. Chỉ mất khoảng 2 phút cho một giao dịch, trong khi Bitcoin là 10 phút.

Đặc trưng của Litecoin là gì?

Mã nguồn mở

Đây là một dự án mã nguồn mở cho phép cá nhân vận hành, thay đổi, sao chép, phân phối tuỳ ý. Phần mềm được xây dựng bằng một quy trình minh bạch cho phép xác minh độc lập các mẫu nhị phân và mã nguồn tương ứng của chúng.

Blockchain

Blockchain này có khả năng xử lý khối lượng giao dịch cao hơn so với Bitcoin. Do thời gian khối nhanh hơn, Litecoin có thể hỗ trợ nhiều giao dịch hơn mà không cần thay đổi nhiều trong tương lai.

Ví mã hoá

Việc mã hoá ví cho phép cá nhân bảo đảm an ninh, chống lại virus và các chương trình độc hại nhưng có thể xem các giao dịch và số dư tài khoản. Điều này yêu cầu một mật khẩu trước khi sử dụng Litecoin.

Phần thưởng khối

Phần thưởng cho thợ đào là 25 Litecoin mỗi khối, số lượng này giảm phát mỗi 4 năm một lần (840.000 khối).

Mạng lưới Litecoin sản xuất 84 triệu Litecoin, nhiều hơn gấp 4 lần so với số lượng Bitcoin.

Dùng Litecoin có thể làm được những gì?

Dùng Litecoin có thể làm được những gì?

Trong thế giới vật chất, các mặt hàng giá trị đáng tin cậy nhất trở thành loại tiền tệ được lựa chọn trong trường hợp khủng hoảng.

Vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, từ Zimbabwe đồng nghĩa với siêu lạm phát. Khi lạm phát đạt 89,7 sextillion phần trăm (có thể chênh lệch một vài điểm) và khiến đồng đô la Zimbabwe trở nên vô giá trị, điều đó đã khiến nhiều người không may có tài sản lưu động phải điêu đứng.

Mọi người không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng đồng tiền khác ổn định hơn – chủ yếu là đồng đô la Mỹ và rand Nam Phi – cho giao dịch thương mại hàng ngày. Sự khan hiếm vốn có của Litecoin khiến cho siêu lạm phát không thể xảy ra, nhưng ở đó, vẫn còn thách thức trong việc chấp nhận đồng tiền ảo và khiến nhiều người vẫn muốn sử dụng tiền tệ hơn.

Litecoin có hợp pháp không?

Không chỉ riêng Litecoin, mà vấn đề tiền ảo nói chung có hợp pháp không vẫn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Điều này sẽ phụ thuộc vào chính sách của từng quốc gia. Hiện nay, tiền ảo được công nhận và phổ biến nhất ở những quốc gia phát triển. Nó được nhiều ngân hàng, tập đoàn lớn sử dụng như một phương thức thanh toán an toàn và tiết kiệm.

Litecoin chưa được nhiều quốc gia công nhận hợp pháp

Trong khi đó tại Việt Nam, Litecoin vẫn chưa được cho phép sử dụng. Tuy nhiên, có một rào cản lớn với những nhà đầu tư Litecoin chính là tính năng ẩn danh của mạng tiền ảo này.

Ẩn danh giúp bảo mật hiệu quả tài khoản người dùng. Tuy nhiên cũng vì các giao dịch ẩn danh mà tội phạm có thể lợi dụng điều này để rửa tiền. Chưa kể tiền ảo Litecoin không chịu sự quản lý của bất kỳ tổ chức hành pháp nào. Vì vậy, để Litecoin được cấp phép sử dụng tại Việt Nam có lẽ sẽ cần một thời gian dài.

Tuy nhiên các nhà đầu tư Litecoin có thể hoàn toàn yên tâm vì khi giao dịch với Litecoin, đa số đều sử dụng những nền tảng quốc tế hoàn toàn hợp pháp.

Vậy có nên đầu tư vào Litecoin hay không?

Litecoin LTC được sinh ra làm một loại tiền điện tử dùng trong các thanh toán và là một phiên bản cải tiến của Bitcoin BTC. Nhờ vào Nguyên lý làm việc cùng với thuật toán được nâng cao như đã đề cập, mua bán LTC trở nên đơn giản và bảo mật hơn với chi phí chỉ dưới 15 cents trong khoảng thời gian nhanh hơn gấp 4 lần so với BTC.

Vậy có nên đầu tư vào Litecoin hay không?

Tham khảo thêm:

Việc đầu tư Litecoin cần chú ý 2 điều:

  • LTC là đồng tiền điện tử sinh ra làm nhiệm vụ thanh toán, tuy nhiên, với sự sụp đổ của dự án Litepay vào tháng 3/2018, có thể nói LTC đã thất hứa với nhà đầu tư.
  • Charlie Lee, nhà sáng lập của Litecoin đã bán sạch số LTC của mình, không những thế còn bán ngay đỉnh, hay ít nhất đó là anh ta nói như thế. Dù có nhiều ý kiến trái chiều về việc này, hãy dừng lại một tí để tự hỏi, liệu bạn có muốn đầu tư vào một dự án mà chính cha đẻ của nó đã bán hết đi hay không?

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về đồng Litecoin mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng rằng với những kiến thức này sẽ giúp các bạn có thể hiểu hơn về Litecoin.

Tạo ví và lưu trữ Tether ở đâu?

traderthongminh.com – Ở bài trước chúng tôi đã giới thiệu rất rõ về Tether là gì, và dùng Tether để làm gì. Tuy nhiên, sẽ không phải ai cũng biết được tạo ví và lưu trữ Tether ở đâu.

Sau đây, hãy theo dõi bài viết này để biết được vấn đề này nhé!

Các ưu điểm của Tether

Các ưu điểm của Tether

Thời gian giao dịch

Việc gửi tiền và rút tiền bằng USD từ các ngân hàng hay một bên trung gian tài chính thứ ba với các sàn giao dịch thường là một quá trình tốn rất nhiều thời gian mà thông thường thời gian hoàn thành giao dịch có thể mất từ 1 đến 4 ngày. Nếu giao dịch xảy ra sau khi các ngân hàng đóng cửa vào ban đêm, cuối tuần hoặc các ngày nghỉ lễ, thời gian chờ đợi thậm chí có thể kéo dài hơn. Trong khi đó, thời gian giao dịch Tether chỉ cần thực hiện trong vài phút với vài thao tác là có thể hoàn thành giao dịch. Điều này thực sự mang lại rất nhiều ý nghĩa vì các nhà giao dịch tiền điện tử thường xuyên cần nhanh chóng chuyển tiền để có thể thực hiện được các giao dịch bởi thị trường này mức giá thay đổi rất nhanh và cần phải chớp lấy cơ hội gần như ngay lập tức nếu như muốn tạo được lợi nhuận từ thị trường.

Phí giao dịch

Đối với tiền tệ fiat, khi chuyển tiền, mức phí giao dịch bạn phải chịu rất tốn kém. Chúng có thể mất từ 20-30 USD cho mỗi giao dịch. Trong trường hợp nếu bạn sử dụng một loại tiền tệ khác với tiền tệ được hỗ trợ bởi sàn giao dịch, các ngân hàng thậm chí còn tính thêm phí chuyển đổi ngoại tệ và tỷ lệ phần trăm trên số tiền chuyển khoản. Trong khi đó, phí giao dịch giữa các ví Tether bằng 0 khi bạn chuyển Tether.

Ổn định giá

Tiền điện tử vốn nổi tiếng là thị trường dễ biến động, ẩn chứa nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rủi ro. Chính vì thế, có một loại tiền tệ cơ bản ổn định là điều vô cùng hữu ích. Ví dụ, trong một chu kỳ giá của các đồng tiền như BTC hay ETH đang tăng, giảm khó đoán và bạn không biết phải thực hiện giao dịch như thế nào. Đây là lúc bạn cần quy đổi giá trị của chúng về một loại tiền tệ ổn định và chờ vào lệnh tại một thời điểm thích hợp. Nếu bạn chuyển đổi và bán hết về tiền tệ fiat, khi bạn muốn vào lệnh thì bạn lại phải nạp tiền và chờ thời gian xử lý lâu. Có thể lúc đó, giá trị của loại tiền điện tử bạn muốn mua đã thay đổi theo một chiều hướng khác. Lúc này, USDT sẽ là loại tiền tệ cứu cánh dành cho bạn. Nhờ việc giá trị của USDT không đổi nên nó sẽ không làm bạn mất đi giá trị nắm giữ và giúp bạn nhanh chóng vào lệnh khi cần thiết.

Các nhược điểm của Tether

Bên cạnh các ưu điểm kể trên thì Tether cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Mặc dù bạn có thể gửi hoặc rút USDT ẩn danh. Tuy nhiên, khi bạn muốn mua hoặc bán USDT sang tiền tệ fiat, bạn sẽ cần phải xác thực danh tính bằng cách cung cấp các giấy tờ xác minh thông tin tài khoản của bạn thì việc rút tiền mới có thể thực hiện.
  • Tỷ giá USDT vẫn có thể thay đổi theo thời gian. Mặc dù hiếm khi biến động giá tăng nhiều hơn 2-3%, tuy nhiên nó không thể gọi là hoàn toàn không có biến động giá.
  • Không có điều khoản khai thác công khai của Tether, công ty phát hành vẫn là người nắm giữ duy nhất quyền này. Lý do đằng sau nó vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng nhưng có thể hiểu rằng việc duy trì giá trị cố định so với USD là không dễ dàng trừ khi nó được kiểm soát bởi công ty.

Ví USDT là gì?

Ví USDT là gì?

Tham khảo thêm:

Như mình có đề cập ở từng loại USDT bên trên, mỗi USDT trên mỗi Blockchain sẽ được lưu trữ trên địa chỉ ví của Blockchain đó.

Bên cạnh đó, ví USDT có thể được chia thành 3 loại sau:

  • Ví nóng (hay Hot Wallet) là dạng ví lưu trữ USDT online, trong đó người dùng sẽ nắm giữ Private key để tự bảo mật tài sản của mình. Ví dụ: Coin98 Wallet, Trust Wallet, MetaMask,…
  • Ví lạnh (hay Cold Wallet) là những ví vật lý có thể cầm được trên tay. Thông thường, ví lạnh phù hợp cho nhà đầu tư dài hạn, ít khi phải giao dịch, vì mỗi lần giao dịch là khá tốn công. Nhưng đổi lại, độ an toàn của ví lạnh là cực cao. Ví dụ: Ledger, Trezor,…
  • Ví sàn là ví được tạo ra trên các sàn giao dịch và người dùng không trực tiếp cầm Private key. Ví dụ: sàn Binance, Remitano,…

Tạo ví và lưu trữ USDT ở đâu?

Bạn có 2 lựa chọn để lưu trữ đồng USDT coin:

  • Trữ trên ví riêng của Tether
  • Trữ trên ví các sàn giao dịch

Tether cũng cung cấp một dịch vụ ví online rất phổ biến, được nhiều người sử dụng đó là https://tether.to/, bạn có thể tạo ví USDT và trữ trên đó.

Nhưng nếu bạn thường xuyên giao dịch Bitcoin và Altcoin thì nên mua USDT trên Remitano rồi chuyển lên ví các sàn quốc tế cho tiện sử dụng và đỡ tốn phí nạp/rút. Khi nào không muốn trữ USDT nữa thì lại rút về Remitano để bán ra VNĐ.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ thông tin về nơi tạo ví và lưu trữ USDT. Hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm được nhiều thông tin bổ ích.

Tether là gì? Khác biệt như thế nào với Bitcoin?

Trong thế giới của thị trường tiền điện tử, đó là một trong những loại đồng coin đang có giá trị vốn hóa thị trường thuộc loại lớn nhất, ổn định nhất và được sử dụng phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại đó là Tether. Chúng ta cũng có thể tạm hiểu rằng nó chính là tiền “đô la hóa” ở trên các sàn giao dịch. Bạn hoàn toàn có thể dùng nó để mua được các loại đồng khác, hoặc bán các đồng coin ra Tether để nhằm cất giữ vì giá trị của nó thường rất ổn định.

Vậy Tether là gì? Nó có khác biệt như thế nào so với Bitcoin? Hãy cùng traderthongminh.com chúng tôi theo dõi ngay sau đây nhé!

Tether là gì?

Tether (Ký hiệu: USDT) là một đồng token kỹ thuật số được phát hành trên Blockchain của Bitcoin thông qua một lớp layer gọi là Omni Protocol. Giá trị của USDT được đảm bảo bởi tiền thật, tức là 1 USDT sẽ có giá trị bằng 1 USD thật. Như vậy chúng ta có thể hiểu USDT giống như một phiên bản số hóa của USDT vậy.

Công ty sở hữu đồng USDT là Tether Limited, họ tạo ra USDT với mục đích giúp mọi người trao đổi tiền với nhau một cách dễ dàng, giao dịch xuyên quốc gia. Với tỷ giá cố định ở mức 1 USD, USDT cung cấp cho người dùng một lựa chọn ổn định hơn Bitcoin hay các đồng coin khác, hay những trader thường dùng USDT để tránh khi “bão về”, tức là những lúc thị trường biến động, thay vì bán Bitcoin ra USD thì có thể bán Bitcoin ra USDT và mua lại Bitcoin ngay khi muốn.

Token Tether là gì?

Tether Token (ký hiệu: ₮) là loại tiền điện tử có giá trị được đảm bảo 100% bằng các loại tiền tệ Fiat theo tỷ lệ 1:1 do công ty Tether Operation Limited phát hành.

Một USDT Token (₮) có giá trị bằng 1 đơn vị tiền tệ đảm bảo cho nó.

Ở thời điểm hiện tại, Tether đã phát hành ba đồng token được bảo chứng 100% bằng ba loại tiền tệ Fiat khác nhau là USD, EURO và CNH (Offshore Chinese Yuan). Với mã token lần lượt là USD₮, ERU₮ và CNH₮.

Tether (USDT) thường được dùng để làm gì?

Tương tự như các đồng coin/token khác, USDT được dùng để lưu trữ, giao dịch và trao đổi thành các đồng coin khác trong thị trường.

Đặc biệt hơn nữa, Tether tạo ra đồng USDT nhằm mục đích khắc phục hạn chế trong vấn đề về thanh toán của các loại tiền tệ hiện nay (cả tiền điện tử và tiền pháp định), cụ thể:

  • Tiền pháp định: Tất cả các thông tin của người dùng trong quá trình giao dịch đều phải công khai, đặc biệt là khi giao dịch giữa các quốc gia, tốc độ giao dịch sẽ bị chậm và phát sinh thêm nhiều loại phí như: phí chuyển đổi ngoại tệ, phí chênh lệch, phí gửi,…
  • Tiền điện tử: Không có tính ổn định, giá có thể bị biến động với độ lớn tùy thuộc vào tình hình thị trường và giá Bitcoin, phí giao dịch cao.

USDT giúp giải quyết hoàn hảo các vấn đề đó bằng cách:

  • Neo giá trị của mình với USD theo tỷ lệ 1:1 ⇒ Đảm bảo tính ổn định.
  • Được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain ⇒ Việc chuyển tiền tệ giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí cũng như đảm bảo tính bảo mật người dùng.

Ngoài ra, nhờ vào đặc tính ổn định của mình mà trong thời kỳ khủng hoảng của thị trường, khi Bitcoin và các động Altcoin khác đều bị ảnh hưởng và biến động mạnh, thì USDT được xem là một hầm trú ẩn an toàn để đảm bảo cho tài sản của người dùng không bị tổn thất nhiều.

Tether (USDT) sẽ hoạt động như thế nào?

Tether (USDT) sẽ hoạt động như thế nào?

Tham khảo thêm:

Trong whitepaper, Tether mô tả hoạt động của hệ thống khá đơn giản như sau:

Bước 1: Người dùng gửi tiền Fiat (USD) vào tài khoản ngân hàng của Tether Limited.

Bước 2: Tether sẽ tạo và ghi có vào tài khoản của người dùng 1 lượng Tether token (USDT) bằng với số tiền mà người dùng đã gửi.

Bước 3: Người dùng có thể tự do thực hiện giao dịch các Tether token: trực tiếp mua bán, trao đổi trên các sàn giao dịch,…

Bước 4: Khi không còn nhu cầu sử dụng, người dùng có thể chuyển đổi Tether token thành tiền Fiat thông qua nền tảng Tether.

Bước 5: Tether sẽ tiêu huỷ số USDT token đó và gửi tiền Fiat cho người dùng.

Tether khác gì so với Bitcoin và các loại đồng coin khác?

Điểm khác biệt lớn nhất mà chúng ta có thể thấy giữ Tether và Bitcoin là về giá trị, giá trị của USDT gần như cố định ở mức 1 USD còn BTC thì luôn biến động khá mạnh. Ngoài ra, một điểm khác nữa mà có lẽ nhiều người không biết, đó là về số lượng cung cấp.

Với Bitcoin thì số lượng là “hữu hạn”, BTC chỉ có 21 triệu đồng, hiện tại chỉ còn hơn 3 triệu đồng là chưa được đào lên và số lượng này là cố định, đây cũng là một trong những yếu tố khiến BTC có giá trị. Còn Tether thì sao?

Tether do một công ty phát hành, nhiều người hỏi mình “Có đào được Tether không?” thì mình có thể trả lời là không nhé! Vậy sẽ có nhiều người đặt câu hỏi “Công ty tích phát hành bao nhiều USDT cũng được sao? Vậy có dễ bị lạm phát và mất giá trị?”. Để đảm bảo cho việc giá trị không bị giảm, nhà phát hành USDT thông báo rằng cứ 1 USDT được tạo ra thì họ sẽ bỏ 1 USD tương ứng vào ngân hàng. Như vậy đảm bảo có bao nhiêu USDT lưu hành trên mạng sẽ có bấy nhiêu USD thật trong ngân hàng, tránh việc USDT bị “in” ra rộng rãi khiến nó giảm giá hoặc vô giá trị.

Mọi thông tin giao dịch của USDT đều được công khai minh bạch trên trang omniexplorer.info.

KẾT LUẬN

Trên đây là các thông tin về Tether và những thông tin các bạn cần phải biết. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức hay nhé!