Xả VIC, khối ngoại quay lại trạng thái bán ròng quen thuộc

Trên toàn thị trường phiên 26/3, khối ngoại đã bán ròng 3,47 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng khoảng 289 tỷ đồng…

Không còn gom VIC, khối ngoại hôm nay (26/3) đã quay lại trạng thái bán ròng quen thuộc. Trong đó khối này tập trung bán ròng hai mã ngân hàng gồm CTG và MBB.

Kết thúc phiên giao dịch (26/3), VN-Index giảm 0,89 điểm (-0,08%) xuống 1.162,21 điểm. HNX-Index tăng 3,77 điểm (1,14%) lên 270,96 điểm. UpCom-Index giảm 0,53 điểm (-0,66%) xuống 79,85 điểm.

Trên HSX, khối ngoại mua vào với khối lượng 30,5 triệu đơn vị, giá trị 1.021,6 tỷ đồng và bán ra với khối lượng 33,5 triệu đơn vị, giá trị 1.305,2 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên sàn này khoảng 3 triệu đơn vị, tương đương giá trị bán ròng đạt 283,6 tỷ đồng.

Ở chiều mua, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 dẫn đầu danh sách với giá trị ròng đạt 73,4 tỷ đồng. Ngoài ra, một chứng chỉ quỹ khác là FUEVFVND cũng được mua ròng nhưng giá trị nhỏ hơn nhiều, chỉ khoảng 15,2 tỷ đồng.

Ở chiều bán, khối ngoại tập trung bán ròng hai mã ngân hàng gồm CTG và MBB với giá trị lần lượt 176,5 tỷ đồng và 81,6 tỷ đồng. Các mã cũng bị bán ròng mạnh còn có VIC với 61,6 tỷ đồng; VNM với 58,2 tỷ đồng; VHM với 46,8 tỷ đồng; VRE với 37,1 tỷ đồng; KDC với 31,2 tỷ đồng…

Trên HNX, khối ngoại cũng bán ròng 2,59 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Trong đó, họ mua nhiều nhất IDJ và HUT với cùng giá trị, khoảng hơn 1,5 tỷ đồng. Ngược lại, VCS vẫn dẫn đầu bên bị bán ròng nhưng giá trị cũng chỉ dừng ở mức 2,5 tỷ đồng.

Trên UpCom, sau 6 phiên mua ròng liên tiếp, khối ngoại cũng quay đầu bán ròng 3,19 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Trong đó, QNS bị bán ròng mạnh 2,2 tỷ đồng. Trái lại, MML được mua ròng mạnh với 1,3 tỷ đồng, đây cũng là mã duy nhất ở chiều mua có giá trị ròng trên 900 triệu đồng.

Như vậy, trên toàn thị trường phiên 26/3, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 3,47 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị bán ròng khoảng 289 tỷ đồng.

Blog chứng khoán: Cú sốc chưa trọn vẹn

Nếu hệ thống không nghẽn, hôm nay sẽ là một phiên giao dịch cao trào cực kỳ sôi động. Đạp chỉ số thủng hỗ trợ có thể dẫn đến một đợt tháo chạy dữ dội…

VN30 vẫn được giữ cho không thủng vùng dao động, dù có lúc đạp xuống dưới.

Nếu hệ thống không nghẽn, hôm nay sẽ là một phiên giao dịch cao trào cực kỳ sôi động. Đạp chỉ số thủng hỗ trợ có thể dẫn đến một đợt tháo chạy dữ dội.

Những phiên test cung cầu thường diễn ra ở điểm nhạy cảm mới có thể tác động tâm lý tối đa. VNI lẫn VN30 đang ngay sát ngưỡng hỗ trợ là cận dưới của vùng dao động. Vì vậy khả năng cực cao sẽ là đạp thủng hỗ trợ. Chiến lược là Short trước Long sau.

Điều khó đoán là trụ VIC vẫn còn đó, ảnh hưởng quá lớn. Vì vậy VIC sẽ là mã tín hiệu. Muốn đẩy chỉ số thì sẽ phải buông VIC. Khoảng hơn 10h, VIC tạo 2 đỉnh intraday. Đỉnh đầu tiên của VIC tương ứng với VN30 hơn 1170. Chỉ số này có một cản ở 1169.xx. Khi VIC đạt đỉnh lần 2 thì VN30 retest 1169. Ngoài VIC, cổ phiếu giảm giá la liệt nên chỉ cần VIC tụt giá cũng khiến chỉ số rơi cắm đầu.

Vì vậy Short 1167, stoploss 1170. VN30 muốn lên qua 1169.xx thì VIC phải tăng, mà dư bán thì đủ dày để chặn lại. Hỗ trợ gần nhất của VN30 dưới 1169.xx là 1161.xx. VIC không cần giảm, chỉ cần tụt giá cũng là đủ, biên độ cho F1. Còn nếu đẹp hơn, VN30 bị đạp thủng vùng tích lũy 1 tháng nay thì cần thủng cả 1153.xx.

Thị trường sau đó có một nhịp rơi rất đẹp, VIC tụt nhanh cùng với các trụ khác đỏ loét. Vn30 xuyên ngọt 1161.xx thì gần như chắc chắn sẽ tới ít nhất 1153.xx hoặc 1150 vì đây là vùng hỗ trợ dưới của biên dao động. Cover một nửa ở 1150, còn lại chờ đợi VN30 xuống 1145. Biết đâu đẹp hơn xuống 1141?

Tuy nhiên F1 chạm 1145 trước đã nảy lên luôn. Khi VN30 tới 1145 thì basis đã là gần 6 điểm, tức là đang có Short cover rất mạnh. Nhưng VN30 lại thủng luôn cả 1145. Hệ thống nghẽn rất khó chịu, chỉ số không đi sâu thêm, cover 1151.5.

Khi Vn30 vòng lên qua 1145 thì có thể Long được, nhưng basis quá rộng, lại sắp hết giờ, bỏ qua.

Buổi chiều khó giao dịch. VN30 mở lại đã nhảy lên trên 1161, ngưỡng hỗ trợ cứng. Vấn đề là hệ thống nghẽn nên chỉ số sẽ rất ít biến động. Không giao dịch nữa.

Blog chứng khoán: Cú sốc chưa trọn vẹn - Ảnh 1.

F1 cuối phiên thể hiện kỳ vọng thị trường đã test cung thành công.

Thị trường cơ sở hôm nay trải qua thử thách khá căng thẳng. Thực ra các phiên đạp như này cũng diễn ra nhiều lần rồi. Test cung phải đẩy tâm lý đến ngưỡng tối đa mới biết được hành động của mỗi bên. Vấn đề là hệ thống giao dịch kém quá, nên mua bán đều không tận sức được. Các chỉ số được kéo lên hầu hết là do VIC, còn mức độ hồi ở cổ phiếu cũng không nhiều.

Trong điều kiện bình thường như trước đây, các phiên test cung tại ngưỡng hỗ trợ rất dữ dội. Luôn có một đợt xả dìm thủng hỗ trợ, rồi cầu bắt đáy xuất hiện kéo ngược lên, rồi lại xuất hiện một đợt xả mới. Trải qua đủ các vòng như vậy mới biết được cung cầu như thế nào. Hôm nay buổi chiều thị trường gần như đứng im, lệnh vào lẻ tẻ ở các đầu cầu công ty nhỏ. Thanh khoản yếu trong buổi chiều nên cũng không rõ mua bán đã thỏa mãn hết chưa.

Dù sao hôm nay vẫn là một ngày test cung khá tốt. Ít nhất thông điệp nhìn thấy được là trụ được sử dụng để điều tiết chỉ số tại các vùng nhạy cảm. Lần này là VIC chống đỡ. Nếu thị trường ổn thì VIC có thể giảm để giảm tốc chỉ số đi lên. Hôm nay mà đạp sàn VIC thì mới tuyệt!

Phiên giảm hôm nay có nhịp hồi cuối ngày, nên về kỹ thuật là chưa thủng hỗ trợ. Buổi sáng giao dịch còn thông, HSX trao đổi khoảng 11,9k tỷ, chưa phải là nhiều. Khả năng dìm tiếp đầu tuần tới là vẫn còn.

VN30 chốt hôm nay tại 1167.19, cản gần nhất là 1168; 1171; 1174; 1179; 1183; 1188; 1191. Hỗ trợ 1161; 1157; 1154; 1151; 1146; 1142. Các mốc này có giá trị cho cả VNI.

“Blog chứng khoán” mang tính chất cá nhân và không đại diện cho ý kiến của VnEconomy. Những quan điểm, đánh giá là của cá nhân nhà đầu tư và VnEconomy tôn trọng quan điểm cũng như văn phong của tác giả. VnEconomy và tác giả không chịu trách nhiệm về những vấn đề phát sinh liên quan đến các đánh giá và quan điểm đầu tư được đăng tải.  

Chứng khoán Bản Việt được vinh danh liên tiếp tại 3 hạng mục quốc tế

Đây là lần đầu tiên tổ chức uy tín thế giới GBM bình chọn và trao giải cho bộ phận IB – VCSC trong danh sách các thương hiệu có thành tích nổi bật trong lĩnh vực tài chính toàn cầu…

Chuỗi giải thưởng uy tín quốc tế đã góp phần khẳng định uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm dịch vụ của VCSC trong hành trình tạo lập một thị trường tài chính vững mạnh, mang lại chỗ dựa tài chính vững chắc cho cộng đồng nhà đầu tư.

Bộ phận Ngân hàng Đầu tư (IB) của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa được vinh danh liên tiếp tại 3 hạng mục: “Ngân hàng đầu tư tốt nhất, Nhà tư vấn phát hành vốn tốt nhất và Nhà tư vấn M&A tốt nhất Việt Nam” (“Best Investment Bank, Best Equity House & Best M&A House – Vietnam”) do Tổ chức Quốc tế Global Brands Magazine (GBM) – Anh Quốc bình chọn.

Đây là lần đầu tiên tổ chức uy tín thế giới GBM bình chọn và trao giải cho bộ phận IB – VCSC trong danh sách các thương hiệu có thành tích nổi bật trong lĩnh vực tài chính toàn cầu. Giải thưởng được bình chọn dựa trên cam kết theo đuổi các giá trị vượt trội bao gồm các yếu tố: sáng kiến, chất lượng, hoạt động thương hiệu, áp dụng công nghệ, quản trị rủi ro, dịch vụ khách hàng và kết quả kinh doanh tạo môi trường tài chính năng động cho ngành tại thị trường Việt Nam.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường IB toàn cầu năm vừa qua, VCSC tiếp tục duy trì hiệu quả, khẳng định vị thế liên tục dẫn đầu trong hoạt động tư vấn, đặc biệt thành công với những thương vụ giữa các đơn vị hàng đầu, có giá trị lớn và độ phức tạp cao, tiêu biểu như: Tư vấn thành công cho Masan Group mua chi phối Công ty Cổ phần Bột giặt NET thông qua công ty con – Công ty TNHH Masan HPC; Tư vấn giao dịch chuyển nhượng 38,9 triệu cổ phần thứ cấp MSN của Masan Group cho quỹ đầu tư của Chính phủ Singapore GIC; Tư vấn cho Vina Capital thoái vốn tại Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế (IDP);

Tư vấn thoái vốn cho các cổ đông của Công ty Cổ phần Bao bì Biên Hòa chuyển nhượng 94,11% cổ phần cho Siam Cement Group (SCG) thông qua công ty con của SCG là TCG Solutions Pte. Ltd; Tư vấn cho Công ty Cổ phần Xây lắp điện 1 (PC1) chào bán thành công 40% cổ phần của 3 dự án điện gió cho đối tác chiến lược Renova với tổng công suất 144 MW và tổng mức đầu tư khoảng 6.058 tỷ đồng; Tư vấn niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình (“ABB”) tại UPCOM với tổng giá trị hơn 8.000 tỷ đồng; Tư vấn chuyển niêm yết cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (“LPB”) từ UPCOM sang HOSE với tổng giá trị hơn 11.000 tỷ đồng.

“VCSC đặc biệt vinh dự và tự hào khi những nỗ lực và cống hiến không ngừng của Công ty đã được các tổ chức uy tín quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Đây chính là sự khẳng định khách quan nhất về năng lực, chất lượng sản phẩm dịch vụ và tâm huyết của VCSC đối với cộng đồng nhà dầu tư nói riêng và thị trường tài chính Việt Nam nói chung”, ông Ngô Vinh Tuấn, Giám đốc Điều hành Khối Ngân hàng Đầu tư VCSC cho biết.

Chuỗi giải thưởng uy tín quốc tế đã góp phần khẳng định uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm dịch vụ của VCSC trong hành trình tạo lập một thị trường tài chính vững mạnh, mang lại chỗ dựa tài chính vững chắc cho cộng đồng nhà đầu tư, sẵn sàng hỗ trợ đồng hành cùng phát triển, qua đó nhận được sự tín nhiệm từ các đối tác và nhiều đánh giá tích cực từ giới chuyên môn và nhiều tổ chức uy tín trong nước và quốc tế.

Hơn 13 năm hoạt động VCSC đã và đang không ngừng củng cố hoạt động nền tảng, mở rộng các lĩnh vực chuyên sâu, nâng cao năng lực tài chính và đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ, liên tục khẳng định vị thế dẫn đầu trên thị trường chứng khoán.

VCSC tự hào là một trong số những đơn vị tài chính tiên phong trong việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến bậc nhất vào hệ sinh thái sản phẩm số, hướng tới 100% tự động hoá và trực tuyến hoá các dịch vụ giao dịch, nhằm nâng cao chất lượng ttrải nghiệm dịch vụ cho khách hàng, đáp ứng tối ưu nhu cầu của khách hàng trong từng phân khúc, đồng thời góp phần đưa thị trường chứng khoán tiếp cận gần hơn với người dân Việt Nam.

Thành lập năm 2007, VCSC là một trong những công ty chứng khoán phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Năm 2014, VCSC tạo được sức bật mạnh mẽ để lần đầu tiên vượt qua ngưỡng mục tiêu quanh vùng 20% đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), và tiếp tục được công nhận qua hai giải thưởng danh giá từ Finance Asia và từ Euromoney là “Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam”. Năm 2021, VCSC đặt kế hoạch lợi nhuận 1.250 tỷ đồng – tăng 31%, đồng thời củng cố vị thế mảng ngân hàng đầu tư tạo nền tảng vững chắc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động khác.

Số liệu việc làm tốt, chứng khoán Mỹ chuyển xanh cuối phiên

Thị trường chứng khoán Mỹ chuyển sang sắc xanh vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Năm (25/3) và chốt phiên trong trạng thái tăng điểm…

Ảnh minh họa – Ảnh: Reuters.

Thị trường chứng khoán Mỹ chuyển sang sắc xanh vào cuối phiên giao dịch ngày thứ Năm (25/3) và chốt phiên trong trạng thái tăng điểm.

Nhà đầu tư mua mạnh những cổ phiếu được cho là sẽ hưởng lợi khi kinh tế hồi phục, đồng thời cũng gom những cổ phiếu đã rớt giá nhiều gần đây như Apple và Tesla, dựa trên kỳ vọng rằng nền kinh tế Mỹ năm nay sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhiều thập kỷ.

Theo tin từ Reuters, trong một bài phát biểu, Tổng thống Mỹ Joe Biden dẫn số liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm xuống. Dữ liệu này được công bố từ đầu phiên giao dịch, nhưng nhà đầu tư phớt lờ và các chỉ số đi xuống trong phần lớn thời gian của phiên. Tuy nhiên, sau khi được ông Biden đề cập, con số về người xin trợ cấp thất nghiệp đã trở thành cú huých đưa thị trường đảo chiều vào phần cuối của phiên giao dịch.

Theo Bộ Lao động Mỹ, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở nước này trong tuần trước giảm xuống mức thấp nhất 1 năm, một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ chuẩn bị bước vào một thời kỳ tăng trưởng mạnh hơn, khi dịch Covid-19 dịu đi và nhiệt độ tăng lên.

Việc các quỹ đầu tư tái cân bằng danh mục và cuối quý là một nguyên nhân khiến các chỉ số giằng co trong phần lớn thời gian của phiên này. Sự giằng co này là xu hướng gần đây của chứng khoán Mỹ, khi nhà đầu tư tiếp tục chuyển vốn từ cổ phiếu tăng trưởng sang cổ phiếu giá trị, nhưng cũng có thời điểm dòng vốn chảy theo chiều ngược lại.

“Thị trường còn đang bối rối, không có một sự dẫn dắt cụ thể nào”, chiến lược gia Tim Ghriskey thuộc Inverness Counsel nhận định. “Có ngày, cổ phiếu chu kỳ được ưa chuộng, nhưng ngày hôm sau lại là cổ phiếu công nghệ. Mặt tích cực là thị trường không xảy ra sự bán tháo ồ ạt”.

Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 0,62%, đạt 32.619,48 điểm. Chỉ số S&p 500 tăng 0,52%, đạt 3.909,52 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,12%, đạt 12.977,68 điểm.

Trong phiên, có lúc Dow Jones đi lên và Nasdaq đi xuống – một diễn biến trái chiều đã xảy ra nhiều trong năm nay hơn bất kỳ một năm nào khác – Giám đốc đầu tư David Bahnsen thuộc Bahnsen Group nhận xét. “Mối tương quan trái chiều giữa Dow Jones và Nasdaq hiện khá vững chắc rồi, và tôi cho rằng điều này sẽ tiếp tục. Vốn đang chuyển khỏi cổ phiếu công nghệ, và nhà đầu tư cũng muốn giảm rủi ro bằng cách bán bớt một số cổ phiếu nhỏ”, ông Bahnsen nói.

Chỉ số công nghệ Nasdaq đã giảm trong tháng 3 này sau 4 tháng tăng liên tiếp. Triển vọng tăng trưởng kinh tế sáng lên đã thúc đẩy nhu cầu của nhà dầu tư đối với những cổ phiếu chu kỳ đã giảm giá sâu. Ngoài ra, triển vọng kinh tế khả quan hơn cũng đẩy cao mối lo lạm phát, thể hiện qua xu hướng tăng của lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ thời gian gần đây. Lợi suất tăng càng làm gia tăng áp lực giảm đối với cổ phiếu công nghệ.

Tuy nhiên, theo quan điểm của ông Bahnsen, lợi suất tăng nhanh nên được nhìn nhận như một nhân tố tích cực thay vì tiêu cực.

Lợi suất tăng “vì việc tiêm chủng đang diễn ra, vì nền kinh tế được mở cửa trở lại, vì chúng ta sẽ có một con số tăng trưởng GDP cao trong năm nay”, ông nói.

Lo dịch chưa hết, ngân hàng muốn được khoanh nợ các khoản vay theo Thông tư 01

Ngành ngân hàng rất cần được hỗ trợ để cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19…

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam có Công văn số 105/HHNH-PLNV về việc đề xuất chính sách hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Theo đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị, trong trường hợp dịch Covid-19 vẫn kéo dài và ảnh hưởng lớn tới an toàn hệ thống, Chính phủ xem xét ban hành Nghị định cho phép các ngân hàng được khoanh nợ các khoản vay thuộc đối tượng áp dụng tại Thông tư 01/2020/TT-NHNN như áp dụng đối với Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn đối với những khoản nợ rủi ro do dịch bệnh gây nên.

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cấp, ngành, các đơn vị cung cấp dịch vụ đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công.

Được biết, trước đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Công văn số 1040/BKHĐT-TH gửi Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về việc đề xuất chính sách hỗ trợ bổ sung cho các đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. 

Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về việc hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngay từ đầu năm 2020, các ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng như giảm phí dịch vụ, thanh toán cho khách hàng; chủ động rà soát tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ bị ảnh hưởng, dòng tiền kinh doanh của khách hàng để cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19…. Nhờ những chính sách, giải pháp kịp thời, đúng hướng của hệ thống ngân hàng đã giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từng bước ổn định.

Tuy nhiên, việc cơ cấu nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, các tổ chức tín dụng chịu áp lực và gặp nhiều khó khăn trong việc phải loại dự thu đối với những khoản nợ cơ cấu, sắp tới các tổ chức tín dụng còn phải trích lập dự phòng rủi ro trong thời gian 3 năm. Như vậy, thực chất các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã làm tăng tài sản không sinh lời, đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận, thậm chí một số tổ chức tín dụng có khả năng lỗ nếu dịch bệnh còn kéo dài.

Ngoài ra, trong giai đoạn hiện nay, để có thêm nguồn lực hỗ trợ khách hàng, các ngân hàng đang phải tiết giảm chi phí hoạt động, thậm chí giảm lương, thưởng để giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp. Do đó, ngành Ngân hàng rất cần được hỗ trợ để cùng doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19.

Vì vậy, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đưa ra một số đề xuất nhằm hỗ trợ ngành Ngân hàng. Ngoài 2 đề xuất về khoanh nợ và tăng vốn nói trên, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam còn đề nghị Chính phủ cho phép các ngân hàng thương mại Nhà nước được tăng vốn điều lệ thông qua giữ lại lợi nhuận hàng năm hoặc chia phần cổ tức của Nhà nước bằng cổ phiếu; tăng vốn từ nguồn ngân sách nhà nước theo Nghị định 91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp và Nghị định 121/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 91/2015/NĐ-CP.

Ngoài ra, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo quyết liệt để các doanh nghiệp viễn thông thực hiện việc giảm phí (cước) tin nhắn SMS đối với dịch vụ tài chính ngân hàng, đồng thời đề nghị Bộ Tài chính có chính sách giảm hoặc gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các tổ chức tín dụng.

Chờ cổ phiếu dầu khí “neo đậu” ở giá dầu 60 USD/thùng

Giá dầu Brent trung bình năm 2021 được giả định lên 60 USD/thùng, qua đó sẽ có những tác động tích cực lên nhóm cổ phiếu ngành dầu khí…

Dự báo nhu cầu dầu sẽ hồi phục về mức trước dịch vào cuối năm 2021 của EIA.

Giá dầu đang trên đà hồi phục mạnh mẽ với rất nhiều tín hiệu tích cực. Giá dầu Brent trung bình năm 2021 được Công ty chứng khoán VnDirect giả định lên 60 USD/thùng, tăng 13,2% so với giả định trước đó (53 USD/thùng), qua đó sẽ có những tác động tích cực lên nhóm cổ phiếu ngành dầu khí.

“BỆ ĐỠ” TỪ NGUỒN CUNG

Theo VnDirect, giá dầu Brent đã leo lên mức 68 USD/thùng trong tháng 3, tăng 31,2% kể từ đầu năm 2021, và 58,1% so với giá dầu trung bình năm 2020 (~43 USD/thùng). Trong khi nhu cầu dầu toàn cầu vẫn chưa hồi phục hoàn toàn do nhiều quốc gia tiếp tục chính sách hạn chế đi lại do sự lây lan của các biến chủng mới. Do vậy, theo VnDirect, đà tăng của giá dầu chủ yếu được thúc đẩy bởi các yếu tố từ phía nguồn cung.

Chờ cổ phiếu dầu khí "neo đậu" ở giá dầu 60 USD/thùng - Ảnh 1.

Cụ thể, thứ nhất là việc OPEC+ bất ngờ gia hạn cắt giảm sản lượng sau cuộc họp cấp Bộ trưởng trong tháng 3. Trong cuộc họp gần nhất vào ngày 3/4, các thành viên OPEC+ đã đồng ý gia hạn mức cắt giảm sản lượng hiện tại thêm 1 tháng nữa đến tháng 4, trong đó cho phép Nga và Kazakhstan tăng sản lượng ở mức không đáng kể, lần lượt là 130.000 và 20.000 thùng/ngày.

Ả Rập Xê Út cũng gia hạn việc cắt giảm sản lượng tự nguyện 1tr thùng/ngày đến tháng 4. Quyết định này gây ra nhiều bất ngờ khi thị thường kỳ vọng OPEC+ sẽ tăng dần sản lượng từ tháng 4, cho thấy quyết tâm của tổ chức trong việc hỗ trợ cho đà tăng vững chắc của giá dầu. 

Tiếp đến là giá lạnh kỷ lục tàn phá sản lượng dầu thô của Mỹ trong quý 1/2021. Trong đợt lạnh vào tháng 2, tổng sản lượng dầu thô của Mỹ giảm gần 40%, tương đương hơn 4 triệu thùng/ngày do giá lạnh kỷ lục làm đóng băng các giếng khoan trên khắp miền trung nước Mỹ, đặc biệt là ở Texas – bang sản xuất dầu mỏ lớn nhất nước Mỹ. 

Các nhà máy lọc dầu dọc theo vịnh Mexico đã buộc phải ngừng sản xuất do tình trạng đóng băng và thiếu điện; và phải mất 2-3 tuần để các nhà máy này có thể hoạt động trở lại bình thường. Do đó, sự gián đoạn nguồn cung ngắn hạn tại Mỹ đã góp phần hỗ trợ cho đà tăng của giá dầu trong tháng 2 vừa qua. 

Từ những lý do trên, VnDirect cho rằng, giá dầu Brent trung bình năm 2021 được điều chỉnh giả định lên 60 USD/thùng, tăng 13,2% so với giả định trước đó (53 USD/thùng) dựa trên: (1) kỳ vọng phục hồi của nền kinh tế toàn cầu nhờ việc triển khai vắc xin và gói kích thích kinh tế của Mỹ, và (2) những tín hiệu tích cực hơn mong đợi từ phía nguồn cung. Theo đó, công ty chứng khoán này giả định giá dầu FO Singapore sẽ biến động cùng chiều với dầu Brent, đạt mức trung bình 340-350 USD/tấn trong năm 2021. 

Ngoài ra, các yếu tố từ phía cầu cũng được xem sẽ là động lực chính cho sự phục hồi bền vững của giá dầu. Trong đó, tiêm phòng là chìa khóa cho sự hồi phục của nền kinh tế toàn cầu cũng như sự phục hồi của nhu cầu dầu thế giới. Thứ hai là gói kích thích tài khóa hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ. Gói hỗ trợ 1.900 tỷ USD, vừa được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 10/03, có thể thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, góp phần vào sự hồi phục chung của nền kinh tế toàn cầu. 

VnDirect dẫn dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) rằng, nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng 5,3 triệu thùng/ngày lên mức trung bình năm là 97,5 triệu thùng/ngày và sẽ đạt mức gần tương đương trước dịch là 100 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021. 

CỔ PHIẾU NÀO ĐƯỢC GỌI TÊN?

Những tín hiệu tích cực cho sự phục hồi của giá dầu, VnDirect cho rằng, đà tăng giá dầu có thể thúc đẩy các hoạt động Thăm dò và Khai thác Dầu khí tại Việt Nam, cung cấp những cơ hội việc làm tiềm năng cho các doanh nghiệp thượng nguồn như PVDrilling (PVD) hay PTSC (PVS).

Bên cạnh đó, một số công ty trung nguồn cũng có thể hưởng lợi từ giá dầu cao hơn như PVGas (GAS) do giá bán sản phẩm của công ty được tính theo giá dầu thế giới. 

Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp hạ nguồn (nhà máy sản xuất nhựa, phân bón) có thể bị thu hẹp do áp lực tăng của giá dầu. 

Trước tác động của giá dầu, một số cổ phiếu được VnDirect vào nhóm tích cực như PVD, PVS, GAS.Trong đó, đối với PVD, được kỳ vọng hoạt động thăm dòvà khai thác dầu khí sẽ ấm lên nhờ giá dầu tăng, thúc đẩy nhu cầu, dẫn đến tăng hiệu suất sử dụng giàn khoan và giá thuê ngày. Tất cả các giàn khoan của PVD đã có hợp đồng trong 6 tháng đầu năm và kỳ vọng giá dầu tăng bền vững sẽ giúp triển vọng của công ty tươi sáng hơn và cải thiện tỷ suất lợi nhuận mảng khoan. 

Với PVS, ảnh hưởng của đà tăng giá dầu có thể bị hạn chế với độ trễ do các hợp đồng của PVS trong các mảng cốt lõi (M&C, FSO / FPSO ..) thường kéo dài trong nhiều năm. Đối với các mảng khác như tàu dịch vụ và căn cứ cảng, PVS có thể hưởng lợi trực tiếp từ khả năng phục hồi của phí dịch vụ. Tuy nhiên, giá dầu cao hơn một cách bền vững có thể thúc đẩy tiến độ của các dự án thăm dò khí lớn (Cá Voi Xanh, Lô B – Ô Môn…) tại Việt Nam, tiềm ẩn giá trị backlog rất lớn đối với PTSC. 

Còn Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS), theo VnDirect, do mô hình kinh doanh của GAS tương đối ổn định nhờ chính sách giá mua và bán khí đã được xác định (giá sàn bán khí ở mức cao hơn giữa 46% giá dầu FO và giá khí đầu giếng). Khi giá dầu tăng, GAS sẽ trực tiếp hưởng lợi từ giá bán khí bình quân (ASP) cao hơn (ngoại trừ đối với phần sản lượng bao tiêu, lợi nhuận sẽ được chuyển giao về cho ngân sách nhà nước) và giá bán LPG cao hơn. 

Ở chiều ngược lại, đối với các nhà máy sản xuất phân bón, chi phí khí đầu vào chiếm 50-60% giá thành sản xuất. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty này có thể bị ảnh hưởng tiêu cực khi giá dầu tăng. Tuy nhiên, do giá phân bón trên thị trường trong nước và quốc tế đã tăng 20-30% so với đầu năm do giá nguyên liệu đầu vào tăng, nên có thể bù đắp phần nào tác động tiêu cực của việcgiá dầu tăng. 

Ngoài ra, do nguyên liệu nhập khẩu chiếm ~ 75% nhu cầu đầu vào (PE, PET, PP, PVC…) nên các nhà sản xuất nhựa (BMP, AAA…) theo VnDirect, là khá nhạy cảm với sự biến động của giá nhựa nguyên liệu toàn cầu, vốn có diễn biến cùng chiều với giá dầu (nhựa nguyên liệu là sản phẩm của quá trình hóa dầu).

HPG dự kiến doanh thu và lợi nhuận 2021 tăng hơn 33%

Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG-HOSE) đã họp và thông qua các nội dung trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, dự kiến tổ chức vào ngày 22/4 tới…

Hòa Phát đã ký hợp đồng xuất khẩu lô hơn 2000 tấn cáp thép dự ứng lực (PC Strand) cho đối tác Mỹ, giao hàng ngay trong tháng 3/2021.

Hội đồng Quản trị Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG-HOSE) đã họp và thông qua các nội dung trình Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021, dự kiến tổ chức vào ngày 22/4 tới.

Theo đó, HPG dự kiến doanh thu toàn Tập đoàn đạt 120.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 18.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 33,15% và 33,27% so với thực hiện năm 2020.

Đồng thời, Tập đoàn trích lập 5% phần vượt kế hoạch lợi nhuận sau thuế năm 2020 vào quỹ khen thưởng Ban điều hành, tương đương 225 tỷ đồng, trích lập 0,6% lợi nhuận sau thuế thù lao Hội đồng quản trị, tương đương 81 tỷ đồng;

Bên cạnh đó, hội đồng quản trị thông qua phương án chia cổ tức năm 2020 với tỷ lệ 35%, hình thức chi trả 5% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu, thời gian thực hiện quý 2-3/2021 và HPG cũng thông qua tỷ lệ cổ tức dự kiến năm 2021 là 30%.

Đáng chú ý, HĐQT công ty thông qua nội dung thực hiện Dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 có diện tích dự kiến 283,73 ha tại xã Bình Đông và xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Tổng mức đầu tư cho dự án dự kiến 85.000 tỷ đồng, trong đó, vốn cố định dự kiến 70.000 tỷ đồng, vốn lưu động dự kiến 15.000 tỷ đồng. Công suất dự án dự kiến là 5,6 triệu tấn/năm, trong đó, thép dẹt (HRC) dự kiến 4,6 triệu tấn/năm; thép thanh, thép dây chất lượng cao dự kiến 1 triệu tấn/năm.

Dự kiến dự án sẽ xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày bàn giao đất và cấp Giấy phép xây dựng.

Mới đây, Hòa Phát đã ký hợp đồng xuất khẩu lô hơn 2000 tấn cáp thép dự ứng lực (PC Strand) cho đối tác Mỹ, giao hàng ngay trong tháng 3/2021.

Được biết, Nhà máy thép dự ứng lực của Hòa Phát có quy mô gần 300.000 tấn/năm, bao gồm hơn 200.000 tấn thanh thép dự ứng lực (PC Bar) và trên 80.000 tấn cáp thép dự ứng lực (PC Strand). Trong đó, giai đoạn 1 của PC Strand có công suất khoảng 40.000 tấn/năm.

Campuchia trao tặng Huân chương cho 33 cán bộ ngân hàng Việt Nam

Đây là những chuyên gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng hệ thống tài chính – ngân hàng Campuchia giai đoạn 1979-1989…

Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đón nhận Huân chương Hoàng gia Campuchia

Ngày 25/3, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hoàng gia Sahametrei hạng 5, Bằng ghi công của Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Ngân hàng quốc gia Campuchia cho các cán bộ Ngân hàng Nhà nước đã được cử sang giúp ngành Ngân hàng Campuchia giai đoạn 1979-1989 (gọi tắt là Ban K).

Tham dự buổi lễ có Ngài Chay Navuth, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam; đồng chí Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; đồng chí Đôn Tuấn Phong, Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

Về phía Ngân hàng Nhà nước, có đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; đồng chí Đào Minh Tú, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng và ngân hàng thương mại. Đặc biệt là sự có mặt của 33 cán bộ Ban K và đại diện Ban liên lạc Ban K.

Thay mặt Chính phủ và nhân dân Campuchia, ngài Chay Navuth, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam, nhất là các chuyên gia của Việt Nam được cử sang giúp đỡ nước bạn trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và trong công cuộc phát triển đất nước sau chiến tranh.

Ngài Chay Navuth nhấn mạnh, người dân và Chính phủ Campuchia luôn khắc ghi trong tim mình sự giúp đỡ to lớn của đất nước Việt Nam trong công cuộc đấu tranh thoát khỏi chế độ Polpot và giúp Campuchia khôi phục, phát triển đất nước do chiến tranh tàn phá.

“Trong hoàn cảnh đầy khó khăn, gian khổ đó, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã chia sẻ nguồn nhân lực ít ỏi của mình sang giúp đỡ nhân dân Campuchia đang đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đã cử đoàn chuyên gia ngắn hạn và dài hạn sang giúp xây dựng Ngân hàng Quốc gia Campuchia cũng như hệ thống ngân hàng trên khắp đất nước Campuchia.

Các chuyên gia Ban K đã giúp đào tạo nguồn nhân lực, nhân tố then chốt, quan trọng nhất trong việc phát triển lĩnh vực ngân hàng. Không những thế, Ngân hàng Nhà nước đã chia sẻ những trang thiết bị của mình cho Ngân hàng quốc gia Campuchia sử dụng trong quá trình làm việc như: két sắt, khóa… hay các thiết bị ngân hàng khác.

Sự giúp đỡ trong thời khắc gian nan của các chuyên gia Ngân hàng Nhà nước thực sự có ý nghĩa vô cùng to lớn, không gì có thể sánh bằng. Nhờ sự giúp đỡ tiền đề của các chuyên gia Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mà Ngân hàng Quốc gia Campuchia mới có được kết quả như ngày nay”, Ngài Chay Navuth khẳng định.

Tại buổi lễ, Ngài Chay Navuth bày tỏ sự vui mừng và vinh dự được Chính phủ Hoàng Gia Campuchia trao nhiệm vụ trao tặng Huân chương Hoàng gia Sahametrei hạng 5, Bằng ghi công của Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Ngân hàng quốc gia Campuchia đối với 33 cán bộ chuyên gia của đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp quan trọng trong công cuộc xây dựng hệ thống tài chính – ngân hàng Campuchia giai đoạn 1979 – thập niên 80.

Phát biểu tại buổi lễ, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng bày tỏ niềm tự hào và tấm lòng tri ân sâu sắc đối với những đóng góp lớn lao và sự hy sinh vượt qua khó khăn, gian khổ của các cán bộ Ban K trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, phát triển của đất nước, của ngành và sự nghiệp củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị gắn bó với nước bạn láng giềng Campuchia.

Đồng thời, Thống đốc Thống đốc Nguyễn Thị Hồng chia sẻ, ngay sau khi Campuchia được giải phóng (7/1/1979), công cuộc giúp Campuchia hồi sinh là một trong các nhiệm vụ quốc tế quan trọng mà Đảng và Chính phủ Việt Nam đã xác định, trong đó có việc cực kỳ cấp bách là phát hành tiền và xây dựng lại hệ thống ngân hàng Campuchia.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ, mặc dù biết phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nguy hiểm khi đất nước Campuchia bị chế độ Polpot phá hủy gần như hoàn toàn và tàn quân Polpot tiếp tục chống phá cách mạng quyết liệt trên nhiều mặt trận, nhưng ngay từ tháng 2/1979 (chỉ 1 tháng sau khi Campuchia được giải phóng), đoàn chuyên gia ngân hàng đầu tiên của Việt Nam do đồng chí Vũ Thiện – Vụ trưởng Vụ phát hành lưu thông tiền tệ, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã có mặt tại thủ đô PhnomPênh để giúp bạn phát hành tiền mới và xây dựng lại ngành Ngân hàng Campuchia.

Trong hoàn cảnh đầy gian khổ và nguy hiểm đó, gần 500 cán bộ ngân hàng được cử sang giúp bạn từ năm 1979-1989 đã phát huy cao độ phẩm chất cách mạng, tinh thần đoàn kết, tình hữu nghị gắn bó giữa 2 nước, cùng với đồng nghiệp Campuchia đồng cam, cộng khổ, vừa nắm chắc tay súng, vừa làm việc khẩn trương, không kể ngày đêm để nhanh chóng xây dựng lại ngành ngân hàng từ con số không. Trong quá trình đó, đã có 3 chuyên gia Ngân hàng Việt Nam hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ.

Thay mặt Ban Cán sự Đảng, Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Ngân hàng Quốc gia Campuchia đã ghi nhận và trao tặng Huân chương, Bằng ghi công đối với các cựu chuyên gia ngành Ngân hàng Việt Nam.

Mở vị thế ngắn hạn tại một số cổ phiếu VN30

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 26/3/2021…

BSC duy trì nhận định VN-Index có thể tích lũy trong vùng 1160-1180 và khuyến nghị các nhà đầu tư mở vị thế ngắn hạn tại một số cổ phiếu VN30.

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 26/3/2021.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 25/3, chỉ số VnIndex tăng 1,29 điểm – đương đương 0,11%, xuống 1.163,10 điểm. Chỉ số HnxIndex giảm 1,50 điểm – tương đương 0,56%, đóng cửa ở mức 267,19 điểm.

Tiếp tục dao động trong kênh giá 1.150-1.190 điểm

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt – BVSC)

“Vn-Index dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm trong phiên cuối tuần. Tuy nhiên, chỉ số có thể vẫn sẽ xuất hiện các nhịp điều chỉnh trong phiên để kiểm định vùng hỗ trợ 1150-1155 điểm. Đây là vùng hỗ trợ quan trọng và có tính quyết định đối với xu thế của thị trường ở thời điểm hiện tại. Do đó, nếu để mất vùng điểm này, xu hướng của thị trường sẽ có chuyển biến theo hướng tiêu cực trong ngắn hạn. Về tổng thể, chúng tôi vẫn thiên về kịch bản thị trường sẽ tiếp tục dao động trong kênh giá đi ngang 1150-1190 điểm trong giai đoạn này.

Chiến lược đầu tư: Duy trì tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục ở mức 35- 50% cổ phiếu; Nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao tiếp tục xem xét bán giảm tỷ trọng trong các nhịp hồi phục của thị trường; Đối với các nhà đầu tư đang có vị thế tiền mặt lớn, có thể xem xét giải ngân trở lại với tỷ trọng thấp và ưu tiên các cổ phiếu có sẵn trong tài khoản khi chỉ số giảm về vùng hỗ trợ mà chúng tôi đề cập”.

Mở vị thế ngắn hạn tại một số cổ phiếu VN30

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC)

“VN-Index đang kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 1160 điểm khi thị trường duy trì xu hướng đi ngang trong phiên giao dịch hôm nay. Dòng tiền đầu tư chảy vào thị trường khi có 9/19 ngành tăng điểm. Thanh khoản giảm nhẹ và độ rộng thị trường tiêu cực mạnh phản ánh tâm lý giao dịch cẩn trọng. Điều đáng lưu ý trong phiên giao dịch là khối ngoại đã mua ròng trở lại trên sàn HSX và tập trung chủ yếu vào cổ phiếu VIC. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu đón đầu việc quỹ Fubon FTSE chuẩn bị giải ngân 8000 tỷ đồng.

BSC duy trì nhận định VN-Index có thể tích lũy trong vùng 1160-1180 và khuyến nghị các nhà đầu tư mở vị thế ngắn hạn tại một số cổ phiếu VN30″.

VN-Index vẫn đang nằm trong sóng tăng 5

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội – SHS)

“Chỉ số VN-Index test lại ngưỡng hỗ trợ MA50 ngày quanh 1.155 điểm trong phiên sáng và lực cầu bắt đáy đã giúp chỉ số bật lên từ đây, kết phiên trong sắc xanh nhẹ. Mẫu hình nến trong phiên hôm nay là dạng con xoay (spinning top) cho thấy sự giằng co giữa bên mua và bên bán. Tuy nhiên, trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index vẫn đang nằm trong sóng tăng 5 với target quanh 1.250 điểm có thể đạt được trong nửa đầu tháng 5 và chưa có dấu hiệu kết thúc nên khả năng tiếp tục tăng điểm trong phiên cuối tuần được đánh giá cao hơn với kháng cự gần nhất quanh 1.180 điểm (MA20).

Nhà đầu tư trung hạn đã mua vào trước Tết có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng tăng 5 sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Nhà đầu tư ngắn hạn đã mua vào trong phiên 9/3, 10/3, 18/3 khi thị trường test ngưỡng hỗ trợ MA20 nếu chưa chốt lời trong phiên 18/3 và 22/3 có thể chờ đợi những nhịp thị trường test ngưỡng 1.200 điểm để chốt lời. Những nhà đầu tư mua vào trong phiên 23/3 khi thị trường điều chỉnh về hỗ trợ MA20 và trong phiên 24/3, 25/3 khi thị trường chỉnh về MA50 tiếp tục quan sát và có thể canh mua thêm nếu thị trường có nhịp điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ 1.155 điểm (MA50)”.

Sẽ có nhịp hồi kỹ thuật

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

“Sau 3 phiên giảm điểm liên tục, VN-Index vẫn thể hiện thận trọng và kiểm tra lại vùng hỗ trợ 1155 điểm. Mặc dù dòng tiền hỗ trợ chưa mạnh nhưng áp lực bán cũng hạ nhiệt. Có thể thị trường sẽ có nhịp hồi phục kỹ thuật để kiểm tra lại cán cân cung – cầu trước khi có động thái cụ thể hơn. Do vậy, Quý nhà đầu tư nên thận trọng và đánh giá động thái giao dịch trong nhịp hồi phục hiện tại, tạm thời không nên giữ tỷ trọng danh mục cao do thị trường chung đang tiềm ẩn rủi ro”.

Kỳ vọng có sự phục hồi trở lại

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC)  

“Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của các chỉ số chưa có sự thay đổi so với phiên trước đó. Cụ thể, VN-Index, VN30 vẫn có tín hiệu Tiêu cực, tuy nhiên chưa phá vỡ kênh sideways trung hạn; còn VNSmallcap và HNX-Index vẫn duy trì tín hiệu Trung tính.

Dự báo trong phiên ngày mai, thị trường với đại diện là chỉ số VN-Index có thể xuất hiện nhịp giảm để kiểm định hỗ trợ quan trọng tại 1158 điểm một lần nữa. Nếu lực cầu giá thấp tiếp tục duy trì ổn định tại đây, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ có sự hồi phục trở lại vào cuối ngày để VN-Index kiểm định kháng cự MA20 tại 1178 điểm.

Đóng cửa phía trên ngưỡng này, xu hướng tăng điểm của VN-Index có thể sẽ được khôi phục lại và động thái này có thể kéo theo sự cải thiện tín hiệu tại những VNMidcap, VNSmallcap hay HNX-Index. Ngược lại, nếu VN-Index chốt phiên dưới 1158 điểm, tín hiệu kỹ thuật trung hạn sẽ trở nên xấu đi và chỉ số sàn HOSE có thể điều chỉnh về vùng 1100 điểm”

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Khi tiền không còn rẻ: Lời cảnh báo “lạnh gáy” từ chứng khoán Trung Quốc

Chỉ số CSI 300 của chứng khoán Trung Quốc đã sụt 15% sau khi đạt đỉnh 13 năm vào tháng trước, do nỗi lo về chính sách tiền tệ thắt lại…

Ảnh minh họa – Ảnh: Bloomberg.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang cho thế giới thấy điều gì sẽ xảy ra khi các ngân hàng trung ương và chính phủ bắt đầu rút khỏi các biện pháp kích thích tăng trưởng vượt đại dịch Covid-19. Và điều này chẳng hề dễ chịu chút nào.

Theo hãng tin Bloomberg, chỉ số CSI 300 của chứng khoán Trung Quốc đã sụt 15% sau khi đạt đỉnh 13 năm vào tháng trước, do nỗi lo về chính sách tiền tệ thắt lại thay thế cho lạc quan về phục hồi kinh tế.

Cũng giống như ở nhiều thị trường khác, đà tăng lên đỉnh của chứng khoán Trung Quốc đã được thúc đẩy bởi việc các nhà đầu tư săn lùng một số ít mã cổ phiếu, trong đó có những nhà đầu tư gia nhập thị trường vào lúc gần đỉnh. Trong tháng 3 này, CSI 300 “đuối” so với chỉ số MSCI của chứng khoán toàn cầu với một khoảng cách tụt hậu rộng nhất kể từ năm 2016. Cùng với đó, những quỹ tương hỗ (mutual fund) đình đám nhất trên thị trường chứng khoán Trung Quốc lao đao theo.

Sau một năm chống chọi với Covid bằng những đợt cắt giảm lãi suất mạnh tay và hàng nghìn tỷ USD bơm vào nền kinh tế, các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã đến lúc phải tính đến việc đảo ngược các chính sách ứng phó khủng hoảng này. Một số như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố tiếp tục giữ chính sách siêu nới lỏng để hỗ trợ tăng trưởng, nhưng số khác buộc phải hành động gấp vì rủi ro lạm phát lớn. Tuần trước, Brazil trở thành nền kinh tế G20 đầu tiên tăng lãi suất, tiếp đó là Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Na Uy cũng đang thể hiện một lập trường chính sách tiền tệ cứng rắn hơn.

Hồi tháng 2, giới đầu tư toàn cầu bắt đầu phản ánh vào giá cổ phiếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn và giá cả tiêu dùng tăng lên ở Mỹ, theo đó đẩy nhanh kỳ vọng về thời điểm Fed buộc phải nâng lãi suất. Điều này dẫn tới sự điều chỉnh kỹ thuật ở những chỉ số đã bị đẩy lên quá cao như Nasdaq, nhưng không một chỉ số chủ chốt nào của chứng khoán toàn cầu có mức giảm sâu như CSI 300.

“Biến động thị trường chứng khoán Trung Quốc có thể cho thấy thách thức đối với việc rút lại các chính sách kích cầu trên toàn cầu, bởi Trung Quốc là nước đầu tiên xảy ra đại dịch và cũng là nước đầu tiên khống chế được đại dịch”, chuyên gia kinh tế Peiqian Liu thuộc Natwest Markets nhận định.

Khi tiền không còn rẻ: Lời cảnh báo "lạnh gáy" từ chứng khoán Trung Quốc - Ảnh 1.

Diễn biến lao dốc kinh hoàng của chỉ số CSI 300.

Trung Quốc có lý do để rút lại các biện pháp kích cầu nhanh hơn so với các nền kinh tế lớn khác, trong đó phải kể đến việc nước này kiểm soát Covid tốt hơn, chủ trương giảm nợ trong nền kinh tế của Bắc Kinh, và việc người dân nước này không có nhiều kênh đầu tư để lựa chọn. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng “nóng”nhất thế giới kể từ khi Covid-19 được phát hiện đầu tiên ở Vũ Hán.

Khi Covid bắt đầu lan rộng ở Trung Quốc trong 2 tháng đầu tiên của năm 2020, CSI 300 sụt 12%, trong khi thị trường chứng khoán toàn cầu tiếp tục lập đỉnh mới. Vài tuần sau đó, khi chỉ số MSCI All-Country World Index bắt đầu lao dốc trong bối cảnh virus lây lan trên toàn cầu, chứng khoán Trung Quốc đã bắt đầu bật tăng trở lại nhờ kỳ vọng của nhà đầu tư vào các biện pháp kích cầu sắp sửa được triển khai. Đến tháng 7/2020, Trung Quốc đã trở thành một trong những thị trường chứng khoán nóng nhất thế giới. Khi đạt đỉnh vào ngày 10/2/2021, CSI 300 đã tăng 65% kể từ mức đáy của năm ngoái. Sau đó, chỉ số bắt đầu lao dốc.

Tuần này, các nhà phân tích tại Credit Suisse Group cắt giảm khuyến nghị đối với cổ phiếu Trung Quốc về ngưỡng tương đương “bán”, cho rằng thị trường Trung Quốc có thể để tuột mất thành quả tăng đạt được trong thời gian đại dịch ở mức độ nhiều hơn so với các thị trường khác. Đây là lần thứ hai trong vòng 5 tuần Credit Suisse cắt giảm khuyến nghị đối với chứng khoán Trung Quốc.

“Chúng tôi đã chốt lời đối với cổ phiếu A của Trung Quốc vào đầu tháng 2, xét tới khả năng thắt chặt các chính sách vĩ mô trong nước”, Giám đốc đầu tư khu vực châu Á-Thái Bình Duong Jean-Louis Nakamura của Lombard Odier Darier Hentsch viết trong một báo cáo.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có lý do để lo ngại về sự kích cầu quá tay. Khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, Trung Quốc sử dụng biện pháp mở rộng tín dụng ồ ạt để vực dậy nền kinh tế. Một hệ quả là một khối nợ khổng lồ để lại cho tới tận hiện nay, đe dọa sự ổn định hệ thống tài chính của Trung Quốc. Dòng vốn chảy vào thị trường cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc trong năm ngoái cũng khiến giới chức Trung Quốc lo ngại về sự bóp méo giá trị tài sản, nhất là khi những dòng vốn này lại bắt đầu chảy đi.

Những bài học từ quá khứ đồng nghĩa với việc Trung Quốc chú ý nhiều hơn những rủi ro từ sự dư thừa thanh khoản quá mức, cả ở trong và ngoài nước. Chính phủ nước này đã tái khởi động một chiến dịch giảm nợ bị tạm gác trong thương chiến với Mỹ, cũng như những nỗ lực nhằm hạn chế ảnh hưởng của những dòng tiền nóng.

“Việc rút lui khỏi chính sách kích cầu của Trung Quốc vẫn là một trong những bấp bênh lớn nhất đối với sự phục hồi kinh tế và thị trường tài chính của nước này trong thời gian tới”, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc của Citigroup, ông Li-Gang Liu, nhận định trong một báo cáo mới đây.

Nhờ VIC, khối ngoại chấm dứt chuỗi 24 phiên bán ròng liên tiếp

Trên toàn thị trường phiên 25/3, khối ngoại đã bán ròng hơn 7,5 triệu đơn vị nhưng về khối lượng lại đang mua ròng 294,2 tỷ đồng…

Sau 24 phiên giao dịch liên tiếp bán ròng, khối ngoại đã quay đầu mua ròng mạnh, tập trung lớn nhất vào VIC.

Kết thúc phiên giao dịch (25/3), VN-Index tăng 1,29 điểm (0,11%) lên 1.163,10 điểm. HNX-Index giảm 1,50 điểm (-0,56%) xuống 267,19 điểm. UpCom-Index giảm 0,12 điểm (-0,15%) xuống 80,38 điểm.

Trên HSX, khối ngoại mua vào với khối lượng 30,3 triệu đơn vị, giá trị 1.687,1 tỷ đồng và bán ra với khối lượng 38,4 triệu đơn vị, giá trị 1.419,4 tỷ đồng. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên sàn này khoảng 8,1 triệu đơn vị. Tuy nhiên, về giá trị lại mua ròng 267,7 tỷ đồng.

Ở chiều mua, khối ngoại hôm nay tập trung gom VIC với giá trị ròng lên tới 756,3 tỷ đồng. Trong đó, có tới hơn 7,45 triệu đơn vị được mua thỏa thuận với giá 109.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị giao dịch là 812 tỷ đồng.

Đứng tiếp sau là NVL, GAS và KBC với giá trị mua ròng lần lượt đạt 33,2 tỷ đồng, 23,97 tỷ đồng và 22,7 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND cũng được mua ròng 20,9 tỷ đồng.

Ở chiều bán, VNM vẫn bị xả mạnh với 132,4 tỷ đồng. Một số mã bị bán ròng nhiều còn có CTG với 91,2 tỷ đồng; SSI với 63 tỷ đồng; HPG với 52,6 tỷ đồng; MBB với 45,3 tỷ đồng; VRE với 41,8 tỷ đồng…

Trên HNX, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp với giá trị 3,08 tỷ đồng. Trong đó, VCS được mua ròng mạnh nhất với 4,1 tỷ đồng. Đây cũng là mã duy nhất ở cả chiều mua và bán có giá trị hơn 1 tỷ đồng.

Trên UpCom, khối ngoại cũng mua ròng 761 nghìn cổ phiếu, tương ứng giá trị 23,45 tỷ đồng. Trong đó, ACV và BSR lần lượt được mua ròng 11 tỷ đồng và 10,3 tỷ đồng. Ngược lại, dù bị bán mạnh nhất nhưng SSN cũng chỉ dừng lại mức 490 triệu đồng.

Tính chung trên toàn thị trường trong phiên 25/3, khối ngoại đã bán ròng hơn 7,5 triệu đơn vị. Tuy nhiên, nếu xét về khối lượng thì nhà đầu tư nước ngoài lại đang mua ròng 294,2 tỷ đồng.

Giá vàng miếng giảm nhẹ, USD tự do neo trên 24.000 đồng

Giá vàng thế giới tăng nhẹ đêm qua và sáng nay (25/3), nhưng giá vàng miếng trong nước lại đi xuống…

Ảnh minh họa – Ảnh: Bloomberg.

Giá vàng thế giới tăng nhẹ đêm qua và sáng nay (25/3), nhưng giá vàng miếng trong nước đi xuống. Giá USD tự do “nằm im” trên ngưỡng 24.000 đồng, giá USD ngân hàng cũng đi ngang.

Lúc gần 11h trưa, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng miếng SJC cho thị trường Hà Nội ở mức 55,1 triệu đồng/lượng (mua vào) và 55,5 triệu đồng/lượng (bán ra). Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC cũng báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 55,1 triệu đồng/lượng và 55,5 triệu đồng/lượng.

So với cùng thời điểm ngày hôm qua, giá vàng miếng hiện giảm 50.000 đồng/lượng tại DOJI và giảm 30.000 đồng/lượng tại SJC.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng bán lẻ đang cao hơn khoảng 7 triệu đồng/lượng.

Giá các sản phẩm vàng 999,9 khác phổ biến dưới mốc 52 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra.

Nhẫn tròn Phú Quý của Tập đoàn Phú Quý có giá mua vào là 51,15 triệu đồng/lượng và bán ra là 51,85 triệu đồng/lượng. Nhẫn tròn Rồng Thăng Long của Công ty Bảo Tín Minh Châu có giá tương ứng lần lượt là 51,36 triệu đồng/lượng và 51,96 triệu đồng/lượng.

Giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á lúc hơn 10h theo giờ Việt Nam đứng ở 1.739 USD/oz, tăng 3,7 USD/oz so với đóng cửa đêm qua tại New York. Mức giá này tương đương khoảng 48,5 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD bán ra tại Ngân hàng Vietcombank và chưa tính các chi phí liên quan.

Trong phiên Mỹ ngày thứ Tư, giá vàng tăng 6,9 USD/oz, tương đương tăng 0,4%, chốt ở 1.735,3 USD/oz.

Đây là phiên tăng giá đầu tiên của vàng sau 2 phiên giảm liên tiếp.

Giá vàng miếng giảm nhẹ, USD tự do chững trên 24.000 đồng - Ảnh 1.

Diễn biến giá vàng thế giới từ đầu năm đến nay. Đơn vị: USD/oz – Nguồn: TradingView.

Giới phân tích nói rằng vàng đang được một số nhà đầu tư mua vào như một “vịnh tránh bão” trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 mới có chiều hướng tăng mạnh trở lại ở châu Âu.

Ngoài ra, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tiếp tục giảm cũng làm nhẹ bớt áp lực mất giá đối với vàng. Phiên ngày thứ Tư, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ trượt về mức khoảng 1,6%, từ mức đỉnh của 14 tháng là 1,75% thiết lập vào đầu tuần.

Dù vậy, giá vàng vẫn đang chịu sức ép mất giá từ đồng USD mạnh lên. Sáng nay, chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác dao động quanh ngưỡng 92,5 điểm, từ mức 92,4 điểm vào sáng qua.

Việc giá vàng gần đây giằng co quanh ngưỡng 1.700 USD/oz cho thấy giá kim loại quý này đang cần một chất xúc tác để tạo xu hướng rõ rệt.

Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 23.970 đồng (mua vào) và 24.020 đồng (bán ra), không thay đổi so với sáng qua. Giá USD niêm yết tại Vietcombank cũng đi ngang ở mức 22.990 đồng và 23.170 đồng.

Hết thời ý tưởng đầu tư dựa trên tiền rẻ?

Trong giai đoạn giao thời giữa tiền rẻ và tiền không còn rẻ, thị trường kể cả có vượt 1.200 điểm thì cũng chỉ là “cú nẩy” và rồi phải trở về với vùng định giá hợp lý…

Ảnh minh họa.

Chứng khoán Mỹ đang trải qua giai đoạn tích cực nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng duy trì và chính sách tài khóa hỗ trợ kinh tế trước khi quay trở lại với lo ngại lạm phát. 

Diễn biến này có nghĩa là, xu thế lạm phát tăng lên là điều gần như chắc chắn bởi nó luôn gắn liền với tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện bình thường, không có gì đáng lo ngại vì mức lạm phát còn thấp, nhưng trong bối cảnh “ý tưởng đầu tư” dựa trên tiền rẻ thì ý tưởng này đang dần trở nên lỗi thời.

LÃI SUẤT HAY VAI TRÒ CUNG TIỀN?

Ngân hàng trung ương Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức thấp như là một biểu tượng của quyết tâm thúc đấy tăng trưởng kinh tế. Còn thực tế thị trường thì các lãi suất quan trọng như: lãi suất cho vay mua nhà (ở Mỹ và Phương Tây, vay mua nhà mortgage là phổ biến như chúng ta đi chợ ở Việt Nam nên cảm nhận đắt rẻ rất rõ) đã tăng lên đáng kể. Loại kỳ hạn 15 và 30 năm phản ánh xu thế này: đạt đáy vào khoảng giữa tháng 1 và bắt đầu tăng mạnh hơn từ giữa tháng 2 tính đến ngày 24/3.

Mức yield (lợi suất đầu tư) trái phiếu dài hạn 10 năm có giảm so với kỳ review trước, nhưng đó được cho là một sự điều chỉnh, do giới đầu tư dịch chuyển tiền từ cổ phiếu sang mua trái phiếu. 

Thị trường trái phiếu và cổ phiếu trong điều kiện bơm tiền thường xu hướng đi như nhau (mua cổ phiếu -> giá tăng; mua trái phiếu -> yield giảm) nhưng khi tiền phải lựa chọn giữa các kênh thì nó lại trở thành hai kênh thay thế cho nhau (bán cổ phiếu -> giá giảm; mua trái phiếu -> yield giảm). 

Sự điều chỉnh đồng thời của yield và thị trường chứng khoán hiện tại phản ánh rằng chính sách nới lỏng duy trì không tạo ra “tiền mới” vào thị trường tài sản mà chỉ còn “tiền cũ” đang tìm nơi an toàn hơn.

Tại Việt Nam, vấn đề quan trọng với thị trường hiện nay không còn là mặt bằng lãi suất nữa, vì khả năng nó tăng lên gần như chắc chắn, mà là vai trò của tăng trưởng tín dụng (cung tiền). Số liệu cập nhật cho thấy lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng trong khoảng trung bình 5.5%-6%.

Điều này có nghĩa là khi ý tưởng đầu tư dựa trên tiền rẻ đã gần như hết vai trò và tác dụng, sự trông chờ của thị trường sẽ nằm ở chính sách tín dụng của hệ thống ngân hàng. Hồi đầu năm, tăng trưởng tín dụng được Ngân hàng Nhà nước dự kiến 3 kịch bản với khả năng cao là kịch bản 12-13% và dự kiến quý 1 tăng 3-4% thì thực tế trong quý 1 theo số liệu từ báo chí chỉ tăng 2%. 

Thực tế này cho thấy sự chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước và sự thận trọng của hệ thống ngân hàng và nó ám chỉ một thông điệp quan trọng cho thị trường là: tín dụng sẽ chỉ cung cấp đủ, phù hợp với năng lực hiện tại của nền kinh tế.

Như vậy, chưa có dấu hiệu nào của việc tín dụng mở rộng, như đã từng làm cuối năm ngoái dẫn tới thị trường chứng khoán tăng ồ ạt.

Các tác động chính sách khác như: thông báo duy trì lãi suất từ Fed – thực ra chỉ là một sự hiểu sai/cố tình hiểu sai thành “tiếp tục nới lỏng tiền tệ” của giới đầu tư Việt – dẫn tới “cú nẩy” tâm lý đã được kỳ vọng; đánh giá của Moody’s: chỉ là thay đổi triển vọng từ Tiêu cực sang Tích cực của hồ sơ tín dụng của Việt nam – không thay đổi về hạng, là những tin tích cực nhưng không làm thay đổi bản chất thị trường.

Như vậy, thị trường Việt Nam cũng giống như Mỹ và thế giới, sẽ tiếp tục với câu chuyện kỳ vọng lạm phát, mặt bằng lãi suất và chính sách tín dụng.

HƯỚNG ĐI MỚI CỦA DÒNG TIỀN CHỨNG KHOÁN 

Dòng tiền đã vào thị trường chứng khoán có xu hướng đang ra và dòng tiền đã ra không vào mà còn có xu hướng chuyển sang kênh tài sản khác. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng là một cảnh báo quan trọng cho việc này. 

Như đã nhấn mạnh, họ bán ròng phản ánh quan điểm phân bổ tài sản toàn cầu của họ, đặc biệt trước diễn biến về yield tại thị trường Mỹ – điều được kỳ vọng sẽ diễn ra tương tự tại các quốc gia khác theo mô hình bơm tiền trước đó. Một lần nữa, cái gì là lý do đầu tư, thì đó cũng là lý do để ra.

Tiền nước ngoài rời khỏi tài sản rủi ro tại các thị trường đang phát triển để trở về với thị trường phát triển – an toàn. Đó cũng là lý do tại sao giá trị động đồng đô la Mỹ thể hiện qua dollar index tăng lại từ giữa tháng 2.

Tiền nước ngoài rời khỏi tài sản rủi ro tại các thị trường đang phát triển để trở về với thị trường phát triển – an toàn. Đó cũng là lý do tại sao giá trị động đồng đô la Mỹ thể  hiện qua dollar index tăng lại từ giữ tháng 2.

Còn với nhà đầu tư nội địa trong nước, khác với ở Mỹ họ lựa chọn giữa cổ phiếu và trái phiếu, thì ở Việt Nam sự lựa chọn là giữa cổ phiếu và bất động sản. Thông tin báo chí cho thấy thị trường bất động sản đã trở nên sôi động sau chứng khoán do xu thế chuyển dịch này. Điều này hoàn toàn phù hợp với những gì đã xảy ra trong quá khứ: chứng khoán tăng trước vì nó nhanh, thanh khoản hơn, còn bất động sản đi sau vì nó phản ánh văn hóa hiện thực hóa tài sản thực của người Việt.

Nhưng bất động sản rồi cũng sẽ như chứng khoán khi tiền rẻ thực sự không còn.

Tình trạng margin tại các công ty chứng khoán chưa có số liệu cụ thể, nhưng khá dễ đoán khi chỉ số thị trường ở mức cao. Nói cách khác, những người cần dùng margin đã dùng rồi, và công ty chứng khoán muốn cho margin cũng đã cho rồi. 

Lưu ý là bây giờ các công ty chứng khoán có tâm lý e dè về margin hơn nhiều so với hồi tháng 1. Chỉ số thị trường giảm, giá cổ phiếu giảm có thể sẽ dẫn tới bị bán vì margin call – nhưng điểm tốt là vì nó ít và không trên diện rộng nên nó cũng sẽ không quá nghiêm trọng như tháng 1.

Một nguy cơ dòng tiền sẽ bị rút ra nữa chính là kỳ đại hội cổ đông đang diễn ra. Hầu như tất cả các doanh nghiệp đều có ý định tăng vốn trong kỳ này. Và cách họ làm sẽ vẫn là truyền thống: phát hành cho cổ đông hiện hữu là chủ yếu. 

Điều này có nghĩa là tiền để giao dịch hàng ngày sẽ bị rút đi một lượng lớn để vào tay doanh nghiệp và đương nhiên doanh nghiệp thu tiền rồi thì họ sử dụng chứ không quay lại giao dịch. Như vậy, tùy vào lịch trình, nhưng nếu Đại hội đồng cổ đông vào tháng 3 và 4 thì việc tăng vốn sẽ diễn ra vào cuối quý 2 đầu quý 3, khi đó thị trường sẽ rất cần chú ý.

Phần lớn các doanh nghiệp hiện tại đang cố giữ giá cổ phiếu để phục vụ cho điều này, nên sau khi “chốt danh sách” – họ sẽ thả. Vậy nên tác động ở từng cổ phiếu sẽ phụ thuộc vào ngày chốt.

Tâm lý chờ đợi của thị trường đã trở nên tiêu cực hơn. Tâm lý chờ bán đã và đang trở thành hành động. Tâm lý thị trường sẽ là rời những cổ phiếu rủi ro để tìm nơi trú ẩn an toàn.

Những cổ phiếu an toàn là những cổ phiếu có hai đặc điểm lớn: thuộc ngành nghề phù hợp với chống chọi lạm phát và lãi suất tăng lên và cổ phiếu thuộc nhóm giá trị với dòng tiền đều (nhìn báo cáo tài chính hàng năm) thay vì các cổ phiếu tăng trưởng (dòng tiền xa sẽ bị tác động tiêu cực hơn bởi lãi suất tăng lên vì lý do chiết khấu dòng tiền xa sẽ có giá trị nhỏ hơn khi lãi suất tăng).

“Giải mã” SPAC: Xu hướng đang nóng ở Phố Wall

SPAC là một công ty rỗng (shell company) được các nhà đầu tư lập nên với mục đích duy nhất là huy động vốn thông qua một vụ IPO để cuối cùng thâu tóm một công ty khác…

Gần đây, SPAC trở nên nở rộ do mức độ biến động thị trường bị đẩy lên cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Phương thức mà WeWork đang cân nhắc là SPAC – “Special Purpose Acquisition Company”, tạm dịch là “công ty mua lại mục đích đặc biệt”- một trong những xu hướng đang “nóng” nhất trên thị trường tài chính Mỹ hiện nay.

WeWork – một công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ đình đám, từng dự định phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2019, nhưng kế hoạch rốt cục đã đổ bể vì mô hình kinh doanh của WeWork bị nhà đầu tư nghi ngờ. Giờ đây, startup chuyên về cho thuê không gian làm việc chung này đang tính sử dụng một phương thức khác để có thể trở thành công ty đại chúng mà không cần thực hiện một vụ IPO thông thường.

Dù lỗ 3,2 tỷ USD trong năm 2020 sau khi lỗ 3,5 tỷ USD trong năm 2019, WeWork vẫn tính sẽ huy động được khoảng 1 tỷ USD bằng cách sáp nhập với một SPAC có tên BowX – tờ Financial Times đưa tin mới đây. Không chỉ WeWork, gần đây còn có rất nhiều công ty khác chọn sáp nhập với một SPAC để lên sàn thay vì đi theo con đường truyền thống là IPO, trong đó phải kể tới những cái tên như: Công ty du hành vũ trụ Virgin Galactic, nền tảng cá cược thể thao DraftKings, công ty bất động sản trực tuyến Opendoor, hay hãng xe điện Nikola Motor.

"Giải mã" SPAC: Xu hướng đang nóng ở Phố Wall - Ảnh 1.

Tổng số vốn huy động được qua các SPACs

Theo số liệu từ SPAC Research, trong năm 2020, có khoảng 200 SPAC lên sàn chứng khoán ở Mỹ, huy động được tổng cộng 83,4 tỷ USD, một con số kỷ lục tính đến thời điểm đó. Và trong chưa đầy 3 tháng đầu năm 2021, thị trường SPAC ở Mỹ đã phá vỡ kỷ lục của cả năm ngoái, cho thấy một tốc độ tăng trưởng bùng nổ. Dù còn khoảng 1 tuần nữa mới hết tháng 3, các SPAC ở Mỹ từ đầu năm đến nay đã huy động được 87,9 tỷ USD. Một loạt công ty như startup siêu thanh Butterfly Network, startup về thử DA 23andMe, cùng các công ty truyền thông BuzzFeed, Vice Media, và Bustle Media… đang bị đồn có thể thông qua SPAC để lên sàn.  

SPAC lLÀ GÌ?

Về bản chất, SPAC là một công ty rỗng (shell company) được các nhà đầu tư lập nên với mục đích duy nhất là huy động vốn thông qua một vụ IPO để cuối cùng thâu tóm một công ty khác. Một ví dụ là SPAC có tên Diamond Eagle Acquisition Corp. được thành lập vào năm 2019 và lên sàn chứng khoán vào tháng 12 cùng năm. Sau đó, SPAC này tuyên bố sáp nhập với DraftKings và một nền tảng cá cược khác có tên SBTech. Cổ phiếu DraftKings đã bắt đầu được giao dịch đại chúng sau khi thỏa thuận sáp nhập hoàn tất vào tháng 4/2020.

SPAC không có một hoạt động kinh doanh nào, không sản xuất hay bán bất kỳ một sản phẩm và dịch vụ nào. Tài sản duy nhất của một SPAC thường là tiền vốn huy động được từ chính vụ IPO của SPAC đó.

Vòng đời của một SPAC thường bao gồm 4 bước:

Bước thứ nhất là thành lập SPAC. Một SPAC được thành lập bởi một nhóm nhà tài trợ (sponsors), thường là những nhà đầu tư nổi tiếng, các công ty đầu tư cổ phần tư nhân, hoặc các nhà đầu tư mạo hiểm.

Bước thứ hai là SPAC tiến hành IPO. Ở bước này, SPAC tuân thủ quy trình IPO thông thường như bất kỳ doanh nghiệp nào, nhưng các nhà tài trợ của SPAC không công bố cụ thể các công ty mà họ đang cân nhắc mua lại, nhằm tránh những thủ tục phức tạp với Ủy ban Chứng khoán và giao dịch (SEC). Giá cổ phiếu của các SPAC khi IPO thường là 10 USD/cổ phiếu. Khi lên sàn, SPAC sẽ có mã cổ phiếu và hầu hết số tiền mà các cổ đông đầu tư sẽ được giữ trong một tài khoản ủy thác.

Bước thứ ba là tìm kiếm công ty để mua lại. Các SPAC thường có 2 năm tìm kiếm một công ty tư nhân để mua lại hoặc sáp nhập, theo đó đưa công ty đó thành công ty đại chúng, vì công ty đó sẽ trở thành một phần của SPAC – công ty đã lên sàn từ trước. Thời hạn này có thể rất dễ để đáp ứng, vì các nhà tài trợ có thể đã có một đối tượng cụ thể để mua lại ngay từ đầu. Tuy nhiên, nếu một SPAC không sáp nhập  hay mua lại một công ty nào trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi lên sàn, tiền sẽ được trả lại cho cổ đông. Điều này khiến việc đầu tư vào các SPAC có độ rủi ro thấp hơn so với mua cổ phiếu trong các vụ IPO truyền thống: trong trường hợp SPAC không thực hiện mua lại, nhà đầu tư được lấy lại tiền. Trong khi đó, ở các vụ IPO truyền thống, không có gì đảm bảo cổ phiếu mà nhà đầu tư mua sẽ không gây thua lỗ.

Và bước cuối cùng là hoàn tất thương vụ mua lại. Khi các nhà tài trợ của một SPAC tìm được một công ty để thâu tóm, họ sẽ thông báo và thương vụ sẽ phải nhận được sự phê chuẩn của đa số cổ đông. SPAC có thể phải huy động thêm vốn, thường là bằng cánh phát hành thêm cổ phiếu, để thực hiện thương vụ. Khi thương vụ hoàn tất, công ty được mua sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán. Các nhà tài trợ thường nắm cổ phần 20% trong công ty cuối cùng sau khi sáp nhập.

Gần đây, SPAC trở nên nở rộ do mức độ biến động thị trường bị đẩy lên cao trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Nhiều công ty đã hoãn kế hoạch IPO vì lo ngại biến động thị trường phá hỏng cuộc chào sàn, nhưng một số khác đã chuyển hướng từ IPO sang sáp nhập với một SPAC. Việc sáp nhập với SPAC cho phép một công ty vừa trở thành doanh nghiệp đại chúng, vừa huy động được tiền vốn nhanh chóng hơn so với một cuộc IPO thông thường, vì một vụ SPAC thâu tóm công ty có thể hoàn tất trong vòng chỉ vài tháng, thay vì một quy trình có thể kéo dài tới 6 tháng để đăng ký IPO với SEC.

Ngoài ra, trong một vụ sáp nhập với SPAC, công ty mục tiêu có thể đàm phán một mức định giá cố định của mình với các nhà tài trợ của SPAC đó.

LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO TỪ SPAC

Báo chí Mỹ gần đây không hiếm những câu chuyện thành công liên quan đến SPAC. Theo hãng tin Bloomberg, ông Denis Sverdlov – một doanh nhân Nga giàu lên nhờ sở hữu một công ty viễn thông – đã mở rộng sang lĩnh vực ô tô điện. Ông thành lập một công ty xe tải và xe bus điện có tên Arrival vào năm 2012, và đến năm 2019 đã rót tổng cộng 450 triệu USD vào công ty này. Tháng 11 năm ngoái, ông Sverdlov đạt thỏa thuận sáp nhập Arrival vào một SPAC có tên CIIG Merger Corp. Hiện tại, dù chưa sản xuất một chiếc xe nào, Arrival đã được định giá ở mức 15,3 tỷ USD, lớn hơn gấp đôi so với mức định giá của công ty vào thời điểm đầu năm ngoái. Một khi vụ sáp nhập hoàn thành, giá trị tài sản ròng của ông Sverdlov, 42 tuổi, sẽ lên tới 11,7 tỷ USD, đồng nghĩa với mức lãi gấp 26 lần so với số tiền ông đã đầu tư vào Arrival.

SPAC đã tồn tại ở Phố Wall trong nhiều thập niên và thường giữ vai trò là lựa chọn cuối cùng cho những công ty nhỏ gặp nhiều trở ngại trong việc huy động vốn trên thị trường mở.

Dù vậy, SPAC cũng đi kèm không ít rủi ro. Chẳng hạn, những công ty muốn lên sàn thông qua một vụ sáp nhập với SPAC có thể bị chính các cổ đông của SPAC đó từ chối. Chưa kể, nhà đầu tư rót tiền vào SPAC cũng hết sức mù mờ về những gì sẽ diễn ra tiếp theo.

Quy trình sáp nhập một công ty vào một SPAC đòi hỏi sự minh bạch về công ty mục tiêu, nhưng quy trình thẩm định của SPAC không nghiêm ngặt như của một vụ IPO truyền thống, theo ông Lloyd Blankfein, cựu Tổng giám đốc (CEO) của Ngân hàng Goldman Sachs. Nhà tài chính kỳ cựu này cũng nói rằng các nhà tài trợ SPAC – với nhiệm vụ tìm một mục tiêu mua lại khả thi trong vòng 2 năm và không nhất thiết phải là một thương vụ tốt nhất – có thể cảm thấy không cần phải cố gắng để SPAC không bị trả “hớ” khi mua công ty mục tiêu.

Một số SPAC đã làm khá tốt, như cổ phiếu DraftKings và Virgin Galactic đều tăng giá kể từ khi lên sàn thông qua sáp nhập với SPAC. Tuy nhiên, Công ty tư vấn Renaissance Capital đã chỉ ra rằng lợi nhuận bình quân từ các vụ sáp nhập SPAC trong thời gian từ 2015-2020 là thấp hơn so với mức lợi nhuận bình quân mà nhà đầu tư thu được từ các vụ IPO trong cùng khoảng thời gian. Đồng quan điểm thận trọng như ông Blankfein, nhà bán khống nổi tiếng Carson Block, đã viết về SPAC trong một báo cáo rằng “một mô hình kinh doanh khuyến khích các nhà quảng cáo làm việc gì đó – thực chất là bất kỳ việc gì – bằng tiền của người khác thường dẫn tới mất mát lớn về giá trị”.